Vấn đề đi lại trong 3 tháng mang thai đầu tiên của mẹ bầu

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

3 tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi, do đó trong thời gian này, mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận để không làm gì ảnh hưởng đến thai nhi. Một trong những thắc mắc của nhiều mẹ bầu đó là nên đi lại trong 3 tháng mang thai đầu như thế nào cho thích hợp?

3 tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi, do đó trong thời gian này, mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận để không làm gì ảnh hưởng đến thai nhi. Một trong những thắc mắc của nhiều mẹ bầu đó là nên đi lại trong 3 tháng mang thai đầu như thế nào cho thích hợp?

1. Mẹ bầu có nên đi lại nhiều không?

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, việc tập luyện thể dục thể thao trong những tháng thai kỳ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu mang thai. Việc duy trì một chế độ tập luyện liên tục sẽ khiến cho bạn được tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai thì có thể vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu mà ít tập thể dục. Do đó, việc đi lại trong 3 tháng mang thai đầu là điều rất tốt cho các chị em vì đó cũng là một cách để luyện tập thể dục thể thao.

Khi đi bộ, cơ thể của bạn sẽ được hoạt động nhịp nhàng và không khiến cho bạn bị mệt. Đi bộ giúp cho cơ thể giảm bớt các dấu hiệu của phù nề thai sản và một số bệnh khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mẹ bầu không nên đi bộ quá nhiều khi mang thai 3 tháng đầu bởi sự hoạt động quá sức có thể khiến cho mẹ bầu bị mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Vấn đề đi lại trong 3 tháng mang thai đầu tiên của mẹ bầu

Một số mẹ bầu bị ốm nghén khá nặng trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu nên có chế độ ăn khoa học cùng nghỉ ngơi đều đặn để đảm bảo sức khỏe. Khi này, mẹ bầu cũng không nên đi lại trong 3 tháng mang thai đầuquá nhiều tránh việc bị cảm thấy mệt hơn. Từ tháng thứ 4 trở đi, khi mẹ bầu đã hết dần các triệu chứng ốm nghén, khi ấy mẹ có thể dành thời gian để đi bộ nhiều hơn.

Việc đi bộ nhiều và tập luyện thể dục thể thao là điều vô cùng tốt đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Nó giúp cho mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng đầu, mẹ cũng chưa cần thiết phải đi bộ quá nhiều mà hãy tạo thói quen từ từ, sau đó mới tăng dần thời gian đi bộ lên trong những tháng tiếp theo.

2. Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xa và ngồi máy bay không?

Có nhiều ý kiến cho rằng khi mang bầu thì tuyệt đối không được đi máy bay, tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn là đúng. Khi so sánh các phương tiện giao thông với nhau thì máy bay là một phương tiện khá an toàn, bởi nó hạn chế được tình trạng xóc hay va chạm khi di chuyển. Đối với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mà sức khỏe cho phép thì vẫn có thể đi được máy bay.

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề đi lại trong 3 tháng đầu khi di chuyển bằng máy bay. Một số phụ nữ có những triệu chứng ốm nghén khá nặng, có tiền sử bị say máy bay hoặc sức khỏe yếu thì không nên đi máy bay. Bởi nếu đi máy bay thì có thể khiến cho những triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ càng trở nên trầm trọng hơn.

Vấn đề đi lại trong 3 tháng mang thai đầu tiên của mẹ bầu

Nếu bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay, để hạn chế sự khó chiu, buồn nôn hay hoa mày chóng mặt, mẹ bầu có thể ngậm một lát chanh trong miệng hoặc uống một ly nước chanh trước khi lên máy bay. Nên chọn chỗ ngồi gần cửa sổ để nhìn ra bên ngoài thì mẹ bầu sẽ quên bớt đi cảm giác khó chịu, hoặc chọn chỗ ngồi gần nha vệ sinh để mẹ có thể “trút bỏ nỗi buồn” bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu ở trong người. Cần hạn chế những chuyến bay quá dài vì khi ngồi máy bay lâu quá thì thai phụ cũng sẽ dễ bị cảm giác khó chịu, ù tai hoặc mệt mỏi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!