Vết rạch tầng sinh môn bị lồi

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Hầu hết tất cả phụ nữ sau khi sinh con, dù là phương pháp sinh mổ hay sinh thường cũng đều phải đối mặt với các vết sẹo sau sinh như vết sẹo do mổ hay vết sẹo khi rạch tầng sinh môn. Chính vì vậy, có nhiều chị em thắc mắc vết rạch tầng sinh môn bị lồi có làm sao không? Để giải đáp thắc mắc này, Lily & WeCare xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Hầu hết tất cả phụ nữ sau khi sinh con, dù là phương pháp sinh mổ hay sinh thường cũng đều phải đối mặt với các vết sẹo sau sinh như vết sẹo do mổ hay vết sẹo khi rạch tầng sinh môn. Chính vì vậy, có nhiều chị em thắc mắc vết rạch tầng sinh môn bị lồi có làm sao không? Để giải đáp thắc mắc này, Lily & WeCare xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Vết rạch tầng sinh môn bị lồi

Vết rạch tầng sinh môn bị lồi là bị sao?

Tầng sinh môntrong cơ thể nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng. Khi sinh đẻ bằng phương pháp đẻ thường thì tầng sinh môn phải giãn nở mỏng ra để các phần của thai nhi lần lượt thoát ra ngoài. Đến giai đoạn sổ thai nếu tầng sinh môn không giãn tốt thì dễ bị rách ra. Tất cả các vết rạch tầng sinh môn sau sinh đều có kèm theo những tổn thương khác nhau ở phần dưới âm đạo. Việc rạch tầng sinh môn có thể để lại sẹo gây tổn thương và co giãn lại của tầng sinh môn.

Hầu hết chị em sinh thường tầng sinh môn đều bị rách, bởi đây là thủ thuật được sử dụng phổ biến để hỗ trợ và thúc đẩy việc sinh nở nhanh, dễ dàng hơn. Khi sinh xong các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết thương, vì thế sau sinh việc chăm sóc giữ gìn là điều quan trọng giúp tránh bị nhiễm trùng.

Vết rạch tầng sinh môn bị lồi

Tuy nhiên, có nhiều trường hợpvết rạch tầng sinh môn bị lồi đó có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như do cơ địa bị dị ứng với chỉ khâu hoặc có thể do cơ thể mẹ thiếu chất, kiêng kem quá mức khiến máu không thể đẩy kháng sinh xuống vết thương để tránh nhiễm trùng và vì thiếu chất nên vết thương thường lâu lành. Mặt khác vết rạch tầng sinh môn bị lồi, rướm máu do vệ sinh không đúng cách làm cho vết khâu bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến hoại tử da khiến cho vết thương ngày càng nặng hơn.

Bởi vậy, khi phát hiệnvết rạch tầng sinh môn bị lồicác chị em không nên quá lo lắng thay vào đó hãy liên hệ đến các bác sĩ phụ khoa để tìm ra cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Sau sinh, các chị em cần lưu ý đến cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn tránh tình trạng bị lồi như sau:

Vệ sinh

Bạn cần giữ cho khu vực vết rạch tầng sinh môn được sạch sẽ khô ráo. Bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín và cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ để tránh vết khâu bị rách hay nhiễm trùng. Sau khi vệ sinh nên lau khô bằng khăn mềm.

Đặc biệt trong vấn đề vệ sinh bạn luôn nhớ thay băng thường xuyên và tránh không cho băng vệ sinh chà xát lên các vết khâu.

Lựa chọn quần lót

Bạn nên mặc đồ lót thoáng và sạch, quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

Tránh hoạt động mạnh

Để giúpvết rạch tầng sinh mônnhanh lành, không xảy ra biến chứng, bạn hãy thoải mái, giảm thiểu tối đa các cử động mạnh điều đó sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.

Ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều chất xơ, nhiều thức ăn nhuận tràng và uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón.

Quan hệ vợ chồng

Khi bị rạch tầng sinh môn đã khiến bạn mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao gây nên tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi liền sẹo, không còn đau để tránh tình trạng xấu xảy ra.

Vết rạch tầng sinh môn bị lồi

Đặc biệt bạn cần lưu ý khi vết rạch tầng sinh môn bị lồi mọi người không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau, hoặc chưa theo mẹo chữa dân gian điều đó có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Review từ các mẹ bỉm sữa chia sẻ trên mạng xã hội

Mẹ Đen Mướp chia sẻ trên webtretho: Hồi mình sanh bé đầu cũng gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn nhìn bằng mắt thường đã liền, đi khám bác sĩ đều bảo vết khâu đẹp. Nhưng hơn 1 tuần nay rồi em bị đau nhức chỗ gần hậu môn, không ngồi được, đi lại cũng đau như có cái gì chọc vài đít ấy, đi vệ sinh thì khỏi nói đau thôi rồi luôn, đi đứng ngồi đêu không được lâu vì đau không chịu được. Quan sát chỗ khâu gần hậu môn thì đã liền, hơi lồi lên dù ko ăn gì gây sẹo lồi và trước giờ em không bị sẹo lồi bao giờ, ấn vào thì thấy cương cứng. Bé đầy tháng mà mình ngồi rất đau, má chồng mình là bác sĩ và bà chăm sóc vết thương cho mình mỗi ngày từ sau khi sinh bé. Má nói vết khâu của mình chưa lành và má khuyên mình đến Bệnh Viện khâu lại... Con thì bé tí, sữa lúc nào cũng căng, cứ nghĩ phải đi khám là ngại kinh.


Sau này sang bé thứ hai ở nước ngoài cũng sinh thường và cắt tầng sinh môn thì mình mới hiểu lý do này. Đó là do sau khi sanh mình ngồi quá sớm (ngồi cho con bú) và vì vậy ảnh hưởng lên vết khâu nên nó xưng và lâu lành.

Sinh bé thứ hai Bác sĩ dặn rất kỹ, không được ngồi trên 2 mông khi chưa được 15 ngày, cấm mặc silip. Đi và đứng không sao hết. Mình lúc đó toàn đứng ăn, cho bé bú nằm. Lên xe oto thì chỉ "ngồi" 1 bên mông. Mình tuân thủ như vậy và sau 2 tuần vết thương lành, ngồi tốt.

Vấn đề các mẹ cần lưu ý nếu là vết khâu ngoài thì bạn cần chăm sóc lại vệ sinh vết khâu bằng xanh metilen, mua lọ xịt (trong BV có) nếu bạn tự làm vệ sinh, không mặc silip, bạn hãy thấm dịch, tối ngủ trãi tấm thấm. Bạn cứ hiểu đây là vết thương cần thoáng, sạch. Mình không nghĩ bạn còn dịch sản đâu mà dịch của vết khâu do xưng chưa lành, dịch của vết khâu.

Bạn cố gắng vệ sinh và không ngồi trên 2 mông trong 2 tuần sẽ ổn. Nếu còn vấn đề gì là có thể là vết khâu bên trong, nhưng bạn đã đi khám rồi và bạn chưa thực hiện đúng việc tự chăm sóc thôi."

Nếu trong trường hợp vết rạch tầng sinh môn bị nhiễm trùng ngày càng nặng hơn hãy đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa càng sớm càng tốt, các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị để đảm bảo vết khâu của bạn không có vấn đề gì.

Hi vọng với những thông tin Lily & WeCarechia sẻ trên, các chị em đã biết cách khắc phục được tình trạng vết rạch tầng sinh môn bị lồi. Nếu bạn và mọi người muốn cải thiện tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả hãy thực hiện tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật tốt cơ thể để vết rạch tầng sinh môn hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ
  • Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!