Tìm hiểu về bệnh viêm cơ tim trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Viêm cơ tim là bệnh gì?
Viêm cơ tim là tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra làm cho cơ tim bị viêm và sưng tấy lên. Nếu bị viêm nặng, cơ tim không thể thực hiện chức năng giúp tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này khiến máu đông lại tạo thành huyết khối ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí đột quỵ.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cơ tim là gì?
Các triệu chứng hay gặp thường dễ nhầm lẫn với bệnh cúm, bao gồm:
- Đau ngực;
- Tim đập mạnh (đánh trống ngực);
- Khó thở;
- Sốt hoặc ớn lạnh;
- Vận động khó khăn;
- Cảm thấy mệt mỏi;
- Sự kích ứng cơ tim có thể dẫn đến loạn nhịp tim, suy tim hoặc thậm chí ngất xỉu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng của viêm cơ tim, đặc biệt là đau ngực và khó thở.
Nếu đã bị bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nhiễm siêu vi, bạn cần lưu ý các triệu chứng của viêm cơ tim và báo ngay cho bác sĩ biết nếu triệu chứng viêm cơ tim xuất hiện.
Nếu có triệu chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, bạn cần được cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm cơ tim là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm bao gồm chấn thương, nhiễm trùng, phơi nhiễm chất phóng xạ và tác dụng phụ của thuốc đặc trị. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cơ tim là nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp như coxsackie nhóm B gây cúm nhẹ, virus adeno gây bệnh cảm hay virus gây bệnh ban đỏ do nhiễm khuẩn cấp (parvovirus B19). Bệnh viêm dạ dày-đại tràng hay nhiễm khuẩn đơn nhân (virus Epstein-Barr) và sởi cũng gây viêm cơ tim. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV.
Các nguyên nhân khác khiến cơ tim bị viêm bao gồm:
- Nhiễm khuẩn, gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn ký sinh trên ve;
- Ký sinh trùng hình cung (toxoplasma) và ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma Cruzi;
- Nấm mốc;
- Kích ứng với thuốc kháng sinh penicillin, sulfonamide, thuốc chống động kinh và ma túy.
Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải viêm cơ tim?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải viêm cơ tiêm. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm cơ tim?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm cơ tim bao gồm:
- Bị nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp hay bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn;
- Bị nhiễm HIV;
- Đang điều trị bằng kháng sinh penicillin, điều trị động kinh;
- Có hệ miễn dịch yếu;
- Hút thuốc lá;
- Nghiện chất gây nghiện hoặc lạm dụng thuốc an thần.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm cơ tim?
Viêm cơ tim rất khó chẩn đoán do triệu chứng bệnh không cụ thể và xuất hiện khá trễ sau khi cơ tim bị viêm. Bác sĩ chẩn đoán viêm cơ tim bằng cách khám thực thể, xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tâm đồ (ECG) và sinh thiết cơ tim.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm cơ tim?
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm để chống sưng;
- Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt lượng nước dư thừa trong cơ thể;
- Ăn ít muối;
- Hạn chế vận động mạnh.
Nếu nhận thấy cơ tim yếu, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc nhằm điều trị suy tim. Các thiết bị như máy tạo nhịp tim cũng có thể được sử dụng khi nhịp tim của bạn trở nên thất thường. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được dùng các loại thuốc làm loãng máu nếu bác sĩ thấy tim bạn có các cục máu đông bất thường xuất hiện trong buồng tim. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim nếu nhận thấy tim bạn co bóp quá yếu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm cơ tim?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm cơ tim:
- Nghỉ ngơi kết hợp vận động vừa phải. Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết hoạt động thể chất nào bạn có thể tham gia trong và sau quá trình điều trị;
- Giảm chế độ ăn nhiều muối, hạn chế nước có ga và tránh hút thuốc. Bác sĩ sẽ cho bạn biết loại nước nào bạn nên tránh cũng như lượng muối nào là phù hợp cho bữa ăn;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!