Định nghĩa
Định nghĩa
Viêm tụy cấp là bệnh gì?
Viêm tụy cấp là chứng viêm (sưng) ở tụy và thường xảy ra đột ngột. Tuyến tụy sản xuất ra một chất được gọi là dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose. Sự tổn thương liên tục của tuyến tụy có thể dẫn đến tình trạng mãn tính.
Viêm tụy cấp tính có thể gây chết người với nhiều biến chứng. Tuy nhiên, bệnh không lây.
Khoảng 50,000 đến 80,000 trường hợp viêm tụy cấp tính xảy ra hằng năm ở Mỹ. Khoảng 20% các trường hợp ở dạng nặng. Trong mỗi trường hợp nặng, sốc và tử vong có thể xảy ra.
Những ai thường mắc phải bệnh viêm tụy cấp?
Những đối tượng thường mắc phải bệnh viêm tụy cấp có thể là:
- Người nghiện rượu;
- Người bị sỏi mật;
- Bệnh nhân phẫu thuật ở bụng;
- Người nghiện hút thuốc;
- Người có tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh viêm tụy;
- Người có nồng độ canxi trong máu cao;
- Bệnh nhân ung thư tuyến tụy.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?
Triệu chứng đầu tiên là chứng đau bụng trên có thể kéo dài trong vài ngày và thường bị nặng. Cơn đau có thể lan ra ngực và lưng. Cơn đau có thể đột ngột, lúc nặng lúc nhẹ, và có thể đau hơn khi ăn uống. Chứng phình bụng nhẹ có thể xuất hiện. Những triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn mửa, sốt và mạch đập nhanh.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu kể trên. Hoặc bạn bị đau bụng dai dẳng, đau nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy cấp là gì?
Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm tụy cấp bao gồm:
- Phổ biến nhất là do sỏi mật và uống rượu;
- Tác dụng phụ của thuốc kê theo toa;
- Đã từng phẫu thuật bụng;
- Sự bất thường ở ruột và tuyến tụy;
- Nhiễm trùng hiếm gặp (như quai bị);
- Sự tắc nghẽn hay hình thành sẹo ở tuyến tụy, ung thư, và nhiễm trùng tuyến tụy.
Đôi khi trong một vài trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không xác định được.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy cấp bao gồm:
- Hút thuốc nhiều;
- Lạm dụng rượu bia: những người thường xuyên uống quá nhiều rượu bia có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Tiền sử gia đình: trong gia đình đã có người từng mắc bệnh viêm tụy.
- Nồng độ mỡ trong máu cao.
- Mắc một số bệnh lý khác, như bệnh sỏi mật hay bệnh xơ nang.
- Các vấn đề về mặt cấu trúc của tuyến tụy hoặc ống mật, đặc biệt là trong trường hợp mà tuyến tụy bị chia tách và có 2 ống dẫn mật chính.
- Sử dụng thuốc, bao gồm liệu pháp estrogen và một số loại kháng sinh.
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm tụy cấp?
Việc điều trị thường mang tính chất hỗ trợ và được tiến hành tại bệnh viện. Bác sĩ có thể thực hiện truyền dịch làm tăng lượng máu và thay thế các chất điện phân như kali hay canxi. Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát chứng nôn mửa, một ống được đặt tạm thời nối từ mũi đến dạ dày để rút dịch và không khí.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm tụy nhẹ có thể không ăn được trong 3-4 ngày nhưng sẽ được truyền dịch và điều trị bằng thuốc giảm đau. Người bệnh viêm tụy nặng có thể phải truyền dịch lâu hơn. Phẫu thuật sẽ cần được thực hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, u nang hay xuất huyết. Cơn đau bởi sỏi mật có thể được điều trị bằng cách loại bỏ túi mật hay phẫu thuật ống mật khi chứng viêm tủy đã thuyên giảm.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh hay kiểm tra sức khỏe, cùng với xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành chụp cắt lớp (CT) hay siêu âm dạ dày.
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ amylase hay lipase (enzyme tiêu hóa được tạo ra ở tuyến tụy), amylase hoặc lipase có thể tăng cao khi tụy bị viêm. Nồng độ canxi, magiê, muối, kali, bicarbonate ở trong máu có thể thay đổi. Nồng độ đường và chất béo (lipid) trong máu cũng có thể tăng. Sau khi tuyến tụy hồi phục, các mức nồng độ này sẽ thường trở lại ở mức bình thường.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tụy cấp?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tụy cấp:
- Ngừng uống rượu.
- Bỏ thuốc lá (nếu bạn hút thuốc)
- Chọn một chế độ ăn uống ít chất béo: ăn uống hạn chế chất béo và bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và protein.
- Uống nhiều nước: viêm tụy có thể gây mất nước, do đó bạn nên uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít/1 ngày).
- Nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng, nôn ra máu, hay có có vấn đề với rượu, vàng da và mắt, sốt (hơn 380C), sụt cân, chuột rút ở cơ hay chứng động kinh khi bỏ rượu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!