Vì vậy ngành Y tế nói riêng và toàn thể các ban ngành, người dân cả nước nói chung cần phải có sự chuẩn bị tốt để đối phó với nguy cơ cũng như việc dịch bệnh xâm nhập.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan mà chủ đạo là Bộ Y tế
Bộ Y tế đã và đang triển khai tất cả những biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn và khống chế lây nhiễm MERS vào Việt Nam. Năm 2014, Bộ ban hành Kế hoạch hướng dẫn ứng phó với MERS. Và cho tới hiện nay vẫn luôn bổ sung, cập nhật bản hướng dẫn này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chức năng thực hiện triển khai, đào tạo tập huấn cán bộ. Thành lập 4 đội đáp ứng nhanh với MERS tại các khu vực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên để kịp thời hỗ trợ tuyến cơ sở, xử lý bệnh kịp thời tại địa phương.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (thứ tự từ trái qua phải) trực tiếp trả lời dân về MERS-CoV
Truyền thông được đẩy mạnh tối đa
Ngày 20/5, Bộ Y tế đã có công điện gửi UBND các tỉnh thành phố tăng cường tất cả các biện pháp cần thiết để ứng phó MERS, đăng tải các thông tin, khuyến cáo liên quan đến MERS lên website của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng và các phương tiện thông tin đại chúng.
Cục Y tế Dự phòng nỗ lực tham mưu các biện pháp phòng, chống MERS hiệu quả cho lãnh đạo Bộ Y tế
Trong thời điểm hiện nay thì giám sát là điều cực kỳ quan trọng. Toàn bộ phương án phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh tại các cửa khẩu, sân bay hay cảng biển đã được kích hoạt. Mọi hành khách nhập cảnh, đi từ vùng có dịch về đều phải tiến hành khai báo y tế. Điều quan trọng nữa là cần có sự phối hợp tốt giữa việc kiểm dịch, các vấn đề y tế dự phòng tại địa phương mà đặc biệt là ở cơ sở y tế vì đây là nơi đầu tiên tiếp đón bệnh nhân.
Hàn Quốc là bài học đắt giá cho công tác kiểm soát dịch MERS ngay từ khâu kiểm dịch và cách ly
Bệnh viện tuyến Trung ương luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với MERS
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng dịch, từ khâu tổ chức, cách ly, xây dựng quy trình tiếp nhận bệnh nhân một cách nhanh nhất, hạn chế tối đa tiếp xúc của người bệnh với người xung quanh. Toàn bộ hệ thống xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm phát hiện vi-rút luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã chuẩn bị sẵn những sinh phẩm để nếu như có ca bệnh MERS đầu tiên thì có thể tổ chức xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đưa kết quả chính xác.
Kế thừa kinh nghiệm đối phó với dịch SARS năm 2013
Việt Nam đã ngăn chặn dịch SARS thành công. Ngành Y tế đã có những phát hiện sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn được lây lan của mầm bệnh, làm giảm tỷ lệ tử vong.
Đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của các cấp chính quyền, của các Bộ ban ngành. Lực lượng tổng thể được huy động để tham gia việc phòng chống dịch bệnh.
Nhiều quốc gia châu Á đang vô cùng lo ngại, hoang mang trước nguy cơ lan rộng của vi-rút MERS
Tại thời điểm bùng nổ dịch SARS, công tác cách ly và điều trị của nước ta đã thực hiện rất thành công, không để xảy ra trường hợp lây nhiễm giữa bệnh nhân SARS với nhân viên y tế và từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Chúng ta đã áp dụng quy trình cách ly và điều trị rất triệt để.
Việt Nam đã điều trị thành công trường hợp khỏi bệnh đầu tiên của dịch SARS năm 2003 và cũng là quốc gia đầu tiên công bố chấm dứt dịch SARS. Đó là kinh nghiệm quý giá trong việc phòng chống và đối phó với dịch MERS.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong việc phòng lây nhiễm dịch bệnh
Việc quan trọng đầu tiên chính là hoạt động giám sát. Không được mất cảnh giác trong vấn đề khai thác tiền sử, những triệu chứng chỉ điểm cảnh báo về bệnh. Các bệnh viện là môi trường thuận lợi để vi-rút MERS lây lan. Những điều này đã được rút ra từ Hàn Quốc, quốc gia có diễn biến dịch MERS nguy hiểm và khó kiểm soát nhất ngoài vùng Trung Đông.
Chính vì vậy mà Bộ Y tế đã chỉ đạo hết sức quyết liệt đối với các cơ sở y tế. Việc đầu tiên là đảm bảo an toàn khi khám, chẩn đoán và cách ly phải kịp thời.
Bộ Y tế đã liên tục kiểm tra, giám sát, chỉ đạo đối với các đơn vị phải thực hiện tất cả các biện pháp để có thể phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế, không phải đợi MERS xảy ra mới thực hiện mà cần có biện pháp chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Các bệnh viện Việt Nam luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó với MERS (Ảnh: Lao Động)
Mọi người cùng đề cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống dịch bệnh
Việt Nam đã sẵn sàng ở mọi tình thế để có thể đối phó với nguy cơ dịch MERS xâm nhập. Và để an toàn hơn nữa, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về MERS để tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết với những kinh nghiệm đối phó dịch SARS năm 2003 cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, theo dõi sát sao mọi diễn biến tình hình dịch MERS trong khu vực và trên thế giới, Bộ Y tế và các ngành liên quan hoàn toàn tự tin khả năng đối phó, kiểm soát nếu dịch MERS lây lan đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là công tác phòng chống, không để vi-rút MERS xâm nhập vào Việt Nam hoặc có cơ hội lan rộng. Điều này còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ, hợp tác của toàn thể người dân cả nước.
>> Xem thêm: Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trực tiếp trả lời người dân về MERS-CoV
Xem tất cả các thông tin về MERS tại đây
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!