Xác định chuẩn gầy-béo nhờ chỉ số BMI

Kỹ năng sống - 05/03/2024

BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.

1. Chỉ số BMI

BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là một chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của một người.

BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.

Xác định chuẩn gầy-béo nhờ chỉ số BMI

Ảnh minh họa

1. Sử dụng BMI như thế nào?

BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khỏe khác.

2. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng BMI để xác định sự thừa cân và béo phì?

Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung. Công thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét (xem cách tính dưới đây)

- Cách tính chỉ số BMI như thế nào?

Xác định chuẩn gầy-béo nhờ chỉ số BMI

-  Cách đánh giá chỉ số BMI

Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.

- BMI <16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
- BMI 40: Béo phì độ III

Nguồn tư liệu: Medlatec.vn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!