4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tiêu chảy là hiện tượng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất là tiêu chảy gây mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan, gây sốc,.. vì thế khi bị tiêu chảy bạn không thể tùy tiện dùng thuốc bởi tùy vào mỗi kiểu tiêu chảy nếu dùng thuốc sẽ khiến bệnh nặng hơn. Hôm nay, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn 4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc để các bạn có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêu chảy là hiện tượng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất là tiêu chảy gây mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan, gây sốc,.. vì thế khi bị tiêu chảy bạn không thể tùy tiện dùng thuốc bởi tùy vào mỗi kiểu tiêu chảy nếu dùng thuốc sẽ khiến bệnh nặng hơn. Hôm nay,Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn 4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc để các bạn có biện pháp xử lý kịp thời.

4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc

Tiêu chảy là bệnh gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:

- Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần;

- Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần;

- Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là:

- Phân lỏng

- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn

- Buồn nôn và ói mửa

- Đau đầu

- Ăn mất ngon

- Khát nước liên tục

- Sốt

- Mất nước

- Phân có máu

- Lượng phân nhiều

- Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Khi bạn cảm thấy có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc Không nên tùy tiện dùng thuốc khi bị tiêu chảy.

4 kiểu tiêu chảy mang dấu hiệu của tiền ung thư mà bạn không nên tùy tiện dùng thuốc

Khi xuất hiện những tình trạng dưới đây, tiêu chảy rất có thể đang cảnh báo với chúng ta về một bệnh ung thư nào đó, nhất định phải đi khám và làm các xét nghiệm để kịp thời điều trị.

1. Ung thư đại, trực tràng

Tiêu chảy buổi sáng hoặc lúc tiêu chảy lúc táo bón xen kẽ. Thói quen và tình trạng đại tiện có sự thay đổi là dấu hiệu quan trọng của ung thư trực tràng thời kì đầu.

Do khối u và sự bài tiết của nó kích thích đường ruột làm cho quy luật đại tiểu tiện đột nhiên thay đổi, đại tiện nhiều lần hoặc giảm đi rõ rệt, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng lúc táo bón lúc tiêu chảy, tiêu chảy khi thức dậy buổi sáng....

Đặc biệt là kèm theo tình trạng phân có đờm lẫn máu, có mủ lẫn máu, máu trong phân có màu đỏ tươi... Hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh, mệt mỏi, cần hết sức cảnh giác.

2. Ung thư dạ dày

Nếu đột nhiên xuất hiện triệu chứng tiêu chảy không rõ nguyên nhân, phân có màu đen, đồng thời kèm theo ăn uống không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, có thể buồn nôn, dạ dày cảm giác nóng rát, đau trướng bụng... thì cần nghĩ đến khả năng có khối u.

Những người trên 40 tuổi hoặc người từng có vết loét đường tiêu hóa lâu ngày càng cần lưu ý, nên kịp thời làm nội soi và các xét nghiệm khác để phát hiện và điều trị bệnh.

4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc

3. Ung thư gan

Theo nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% ung thư thể nguyên phát có biểu hiện tiêu chảy trước khi phát hiện bệnh, số lần đại tiện khoảng từ 2-20 lần một ngày, do khối u dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thụ hoặc bài tiết. Vì thế, tiêu chảy là một trong những triệu chứng của ung thư gan không thể bỏ qua, tuy rằng không cụ thể.

Những người lớn tuổi, đặc biệt là người bệnh viêm gan hoặc xơ gan mãn, xuất hiện khó chịu ở bụng trên bên phải, vùng gan sưng to, mức độ đau, khó chịu tăng dần hoặc chán ăn, tụt cân dần dần, cần sớm đến bệnh viện làm các xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm Alpha-fetoprotein( AFP), siêu âm gan...

(Theo Soha)

4. Ung thư tuyến tụy

Tiêu chảy kéo dài. Do tuyến tụy bị che khuất bởi dạ dày và đại tràng ngang nên nếu kiểm tra bình thường rất khó để phát hiện, vì thế tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tuyến tụy rất thấp.

Do dịch tiết tuyến tụy không đủ, nên người ung thư tuyến tụy và người viêm tuyến tụy mãn sẽ có hiện tượng tiêu chảy. Vì vậy, hãy cẩn thận khi gặp những triệu chứng rất khó để giải thích như: Khó chịu bụng trên, tiêu chảy nhiều lần, tiêu chảy lẫn nhầy mỡ, khó tiêu, đau lưng và vàng da không sỏi mật...

Biện pháp xử lý khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy không chỉ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất làtiêu chảy gây mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan, gây sốc... Nếu bạn hoặc người trong gia đình bị tiêu chảy, biện pháp cụ thể cần xử lý lúc này là:

Ngăn chặn tình trạng mất nước

Tiêu chảy nhiều lần, có khi tiêu chảy như nước, sẽ làm cho cơ thể mất nhiều nước. Một số bệnh nhân cho rằng khi bị tiêu chảy vẫn ăn thức ăn, uống nước sẽ làm cho tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, vì thế họ không ăn không uống, hy vọng sẽ ngăn chặn được tình trạng bệnh, có vẻ như cách này khá hữu dụng, tiêu chảy đã có phần giảm đi.

Nhưng thực ra, tiêu chảy giảm đi chứng tỏ cơ thể thiếu nước đã đến một mức độ nhất định, trong tình trạng này rất dễ xảy ra trúng độc axit và choáng phản vệ và hậu quả đã trở nên nghiêm trọng hơn cả tình trạng ban đầu.

Khi bị tiêu chảy cần phải biết tình trạng mất nước của cơ thể để bù nước kịp thời. Bạn có thể tự phán đoán tình trạng mất nước, rất đơn giản: Khi cảm giác khát nước, lượng nước tiểu ít hơn bình thường, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, nằm ngửa không dễ trở mình. Khát nước và tiểu ít là hai triệu chứng quan trọng nhất.

Chỉ cần không bị nôn, nhất định phải uống nước, làm cho hai triệu chứng trên giảm đi hoặc không còn nữa. Nếu thấy kèm theo nôn hoặc thực sự không thể ăn uống gì được, thì cần sớm đi khám bác sĩ.

4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc

Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm cho những triệu chứng bệnh sau

Người bệnh tiêu chảy xuất hiện khá nhiều triệu chứng tim đập nhanh, tim loạn nhịp, nhiều người có tuổi thường nhầm lẫn sang cơn đau tim, thế là theo kinh nghiệm ngậm luôn 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi.

Thực ra, người bệnh tiêu chảy kèm theo bệnh tim từ trước có khả năng xuất hiện thiếu máu cục bộ ở tim, hiện tượng thiếu máu này càng nghiêm trọng hơn do lượng máu không đủ khi mất nước gây ra.

Lúc này mạch máu cực kì nhạy cảm với các loại thuốc giãn mạch như nitroglycerin, người bệnh sau khi uống có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, suy tim và chóng mặt. Vì vậy, cần nhớ không nên lạm dụng thuốc, cần kịp nhanh chóng cấp cứu và điều trị khi bị tiêu chảy nghiêm trọng.

Ngăn chặn tình trạng mất cân bằng điện giải

Tiêu chảy không chỉ làm cơ thể mất nước, mà còn làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Chất điện giải là hàm lượng muối trong cơ thể, mất cân bằng điện giải sẽ gây mệt mỏi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Lúc này, có thể uống bù nước, có thể trực tiếp thêm muối vào nước uống để bổ sung chất điện giải Na+, cho lượng muối ở mức hơi có vị mặn là thích hợp, bổ sung kali có thể uống nước ép trái cây.

Phán đoán tình trạng nghiêm trọng của bệnh

Nói chung, khi người bệnh ở tình trạng "miệng nôn, trôn tháo" không ăn uống được gì cần kịp thời đến bệnh viện kiểm tra. Người bệnh chỉ tiêu chảynhưng diễn biến bệnh nhanh thậm chí nguy hiểm cũng cần kịp thời khám và điều trị.

Một số hiện tượng như chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên, hoặc kiểm tra huyết áp tụt nghiêm trọng, da nổi ban đỏ hoặc màu tím đỏ xen lẫn các đốm trắng, chân tay lạnh, sau khi ấn tay lên da, thời gian da trở lại tình trạng ban đầu quá 2 giây, bắt đầu có sự thiếu minh mẫn...đều là những triệu chứng của tình trạng bệnh nguy kịch, cần kịp thời cấp cứu và điều trị.

Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà

Xét nghiệm tại nhà Xander

Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớicủa Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
  • Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

4 kiểu tiêu chảy không nên tùy tiện dùng thuốc

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP):Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!