Chữa cảm cúm bằng phương pháp dân gian khá đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả. Giúp cho người bệnh hạn chế đến mức tối đa việc phải sử dụng thuốc kháng sinh, có thể gây hại cho dạ dày và thận. Bài viết dưới đây hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu 5 cách trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất nhé.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là một căn bệnh thường gặp đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Cảm cúm là tình trạng người bệnh bị nhiễm virus gây ra các hiện tượng như sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi... Ở một số trường hợp ít gặp hơn, cảm cúm còn có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bệnh cảm cúm thương kéo dài từ 5 - 7 ngày là sẽ khỏi. Tuy nhiên các triệu chứng hô hấp vẫn còn, bệnh nhân có thể vẫn bị ho dai dẳng.
Một số ca bệnh nặng hơn có thể gây nhiễm trùng ở thanh quản, khí quản, phế quản, xoang và tai giữa. Những trường hợp này thường kèm theo bội nhiễm vi trùng gây viêm phổi và nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh cảm cúm lây truyền qua không khí. Bệnh hay bùng phát thành dịch vào những ngày mưa lạnh và chuyển mùa. Trẻ em thường là đối tượng bị cảm cúm nhiều hơn người lớn.
Tuy bệnh cảm cúm có thể dùng thuốc để điều trị nhưng các loại thuốc kháng sinh giống như con dao 2 lưỡi, chữa bệnh hiệu quả nhưng cũng gây nên những tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, nhất là trẻ nhỏ qua những cách chữa bệnh dân gian dưới đây.
5 cách trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất
1. Xông bằng lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, tỏi
Khi bị cảm cúm, có thể xông hơi bằng một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh... để cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi một lần xông hơi nên chọn từ 5 – 7 loại, tương đương với 100 gam. Rửa sạch các loại lá sau đó cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi chừng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Sau đó chọn một không gian kín gió để ngồi xông. Khi hơi nóng tỏa lên, bạn hãy hít thở thật nhiều. Cứ ngồi nguyên như vậy cho tới khi không còn hơi nóng bốc lên nữa thì thôi. Lúc đó bạn hãy dung khăn khô lau mồ hôi trên cơ thể. Và uống thêm một ly nước chanh muối nữa nhé.
Để chữa khỏi bệnh cảm cúm, bạn có thể xông hơi khoảng 2 - 3 lần vào những ngày tiếp theo. Sau 3 ngày điều trị, bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn và cơn nhức đầu nghẹt mũi cũng sẽ hết luôn.
2. Ăn cháo hành
Hành lá có tính sát khuẩn mạnh nên có tác dụng trị cảm cúm rất tốt. Trước kia, mỗi khi cảm cúm người ta lại thường nấu cháo hành để ăn. Bạn có thể nấu cháo trắng rồi thái hành lá cho vào quấy đều khoảng 1 phút rồi bắc ra ăn khi còn nóng. Càng vã mồ hôi thì càng thấy cơ thể dễ chịu hơn.
Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà hoặc kết hợp lá hành với lá tía tô cũng có tác dụng giảm cảm rất tốt. Thực hiện ăn cháo hành như vậy khoảng 2 ngày bạn sẽ thấy người nhẹ nhõm đi rất nhiều.
3. Uống trà gừng nóng
Gừng có vị nóng nên dân gian thường dùng để chữa cảm lạnh giúp điều hòa lại khí huyết trong cơ thể. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cho vài lát gừng thái mỏng vào chén nước sôi cùng ít mật ong hoặc đường phèn để uống.
Thực hiện uống đều đặn trong vòng 3 ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc kháng sinh nào cả.
4. Kinh giới hấp đường phèn
Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh, trị cảm cúm và đau đầu hiệu quả. Bạn hãy lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch, giã nát cho thêm đường phèn hoặc mật ong vào và hấp chín, ăn ngay lúc còn nóng sẽ giúp bệnh cảm cúm nhanh khỏi. Ngoài ra khi ăn kinh giới với đường phèn cũng có tác dụng làm thông mũi mát họng nhanh chóng.
5. Lá cúc tần
Theo y học cổ truyền, lá cúc tần có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, được dùng đểtrị cảm cúm, sốt, cơ thể đau nhức.
Bạn có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả, 10g lá chanh rửa sạch, đem nấu với nước, lấy một cốc uống khi còn nóng, phần còn lại dùng để xông cho ra mồ hôi. Các độc tố trong cơ thể cũng được thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi, giúp hạ sốt, giải cảm nhanh chóng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!