5 lợi ích của việc hiến máu nhân đạo đối với sức khỏe

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của việc hiến máu nhân đạo qua bài viết sau nhé.

Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Nó không chỉ giúp ích cho người được truyền máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng. Hãy cùng tìm hiểu xem những lợi ích của việc hiến máu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn chỉ nên hiến máu ở những nơi uy tín như bệnh viện, phòng khám hoặc tại ngân hàng máu, các sự kiện – nơi có sự xuất hiện của các chuyên gia y tế. Ngoài ra, người hiến máu cần làm kiểm tra để đảm bảo người nhận máu không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khi tiếp nhận.

Hiến máu có thể mang lại hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, các chứng rối loạn xuất huyết, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và một số bệnh dị tật máu di truyền khác.

Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được yêu cầu thực hiện một bài khám sức khỏe nhỏ bao gồm kiểm tra tổng quát sức khỏe nhằm đảm bảo người hiến máu không mắc các bệnh liên quan đến huyết áp hay nhiễm khuẩn.

Các lợi ích từ việc hiến máu

Hiến máu nhân đạo không chỉ giúp cứu mạng người khác mà còn giúp mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người hiến nhờ những lợi ích sau đây:

1. Chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt

Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.

Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, người hiến tặng cần đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu.

2. Giảm nguy cơ ung thư

Hiến máu cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bằng cách hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan do tình trạng cơ thể thừa sắt quá mức gây ra. Một chế độ ăn uống giàu sắt có thể làm tăng nồng độ sắt trong máu.

Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thu một lượng sắt hạn chế, dẫn đến tình trạng sắt thừa sẽ tích tụ lại trong tim, gan và tuyến tụy. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, suy gan, tổn thương tụy và các tình trạng bất thường về tim mạch như nhịp tim không đều. Trong khi đó, hiến máu có tác dụng giúp duy trì mức sắt đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.

5 lợi ích của việc hiến máu nhân đạo đối với sức khỏe

4. Tái tạo các tế bào máu mới

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

5. Đốt cháy calo

Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 – 700 Kcal.  Cân nặng của bạn có liên quan tới việc hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.

Ai không nên tham gia hiến máu?

Những người mắc các bệnh lý như AIDS hay viêm gan không nên tham gia hiến máu. Những người đã tiêm chích vắc xin hay từng trải qua phẫu thuật, hoặc đang bị ung thư, tiểu đường, cảm lạnh hay cảm cúm nên thảo luận với chuyên gia y tế trước khi hiến máu. Phụ nữ đang có thai nên có được sự đồng ý của bác sĩ để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu và có một sức khỏe tốt, hãy tham gia hiến máu để vừa cứu người, vừa mang đến những lợi ích giúp cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hiểu đúng về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc truyền máu
  • Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm giúp bổ máu sau (Phần 1)
  • Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!