5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Sau khi phẫu thuật, vết thương mổ thường sẽ để lại những biến chứng như để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ hay ngứa ngáy khó chịu và đau đớn. Vậy phải làm sao để hạn chế được những vấn đề nan giải luôn thường trực này?

Sau khi phẫu thuật, vết thương mổ thường sẽ để lại những biến chứng như để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ hay ngứa ngáy khó chịu và đau đớn. Vậy phải làm sao để hạn chế được những vấn đề nan giải luôn thường trực này?

5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

1. Những kiến thức về khâu vết thương và cắt chỉ

Khâu vết thương là hoạt động thường được thực hiện sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương phầm mềm (trước 6 giờ). Người ta thường sử dụng kim, chỉ y tế để khâu lại vết thương. Đây là các dụng cụ chuyên dụng được dùng riêng trong y tế. Theo đó, chỉ khâu thường được chế tạo bằng nilon, lụa hay các vật liệu tự tiêu an toàn và thân thiện với làn da.

Nếukhâu vết thươngbằng chỉ tự tiêu, vết mổ sẽ tự lành sau 7-10 ngày. Trong trường hợp dùng chỉ không tiêu, trong khoảng thời gian từ 5-21 ngày (tùy loại vết thương) bạn cần tiến hành cắt chỉ. Nên nhanh chóng liên hệ để được bác sĩ hỗ trợ, nếu để quá lâu, chân chỉ có thể khiến bạn khó chịu và đau đớn.

5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

2. 5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương cắt chỉ cần ghi nhớ

Thực phẩm cần tuyệt đối kiêng kĩ ngay sau khi cắt chỉ

Ngay sau khi cắt chỉ, bạn cần phải “kiêng kỵ” 1-2 tháng những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, có nguy cơ gây dị ứng cao khiến vết mổ để lại sẹo xấu sau khi lành. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần tránh ăn: rau muống, thịt bò, thịt gà, thịt chó, trứng, đồ nếp, hải sản, đồ ăn cay nóng ( ớt, mù tạt, hạt tiêu), hạn chế bia, rượu, cà phê.

Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu collagen, vitamin C, đồng, kẽm, tăng cường tái tạo tế bào, phát triển tế bào da mới giúp vết mổ sẽ đạt tính thẩm mỹ cao hơn.

Sau khi cắt chỉ cần giữ vết mổ luôn sạch sẽ

Vệ sinh vết mổ hằng ngày là một việc làm rất quan trọng trong cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ. Bạn có thể dùng nước muối loãng (nước muối sinh lý) hay những dung dịch sát trùng được dùng trong y khoa như betadin để rửa qua vết thương. Sau đó, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.

5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Vết mổ sau cắt chỉ nên mặc quần áo rộng rãi thông thoáng

Các bác sĩ khuyên bạn, thời gian phục hồi, bạn nên mặc quần áo thật rộng rãi, thoáng mát nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích, tác động đến vết mổ. Tốt nhất bạn nên lựa chọn chất liệu vải làm bằng cotton để đảm bảo sự co giãn, thông thoáng vết mổ giúp vết mổ luôn được khô thoáng

Khi chăm sóc vết thương khâu cần tránh gãi, chà xát mạnh vào vết mổ

Giai đoạn khi mới cắt chỉ xong, vết mổ vẫn chưa hoàn toàn lành hẳn mà đang trong quá trình liền sẹo. Do vậy, bạn tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vết mổ. Bất kỳ sự va chạm, cọ xát mạnh đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến vết mổ.

Nhiều trường hợp va đập quá mạnh vùng mổ có thể gây ra hiện tượng mưng mủ, nhiễm trùng khiến thời gian để lành lại kéo rất dài. Gặp phải những trường hợp này, bạn cần phải gặp ngay bác sĩ để sơ cứu, tránh để lại những di chứng như sẹo lồi để lại.

Hạn chế vết mổ bị tác động từ tia tử ngoại UV

Theo các chuyên gia, tia tử ngoại có khả năng phá hủy phần da non khiếnvết thương chậm lành, lâu liền, thậm chí rất dễ để lại sẹo. Do vậy, khi có việc cần ra nắng, bạn nhớ che chắn kỹ vết mổ, hoặc dùng sử dụng kem chống năng để bôi lên vết thương.

3. Làm sao để vết thương không bị sẹo?

Sẹo là một là hệ quả của quá trình tự phục hồi và làm liền da ở những vết thương hở. Các nhà khoa học đã chứng minh hiện tượng hình thành sẹo là kết quả của quá trình tăng sinh quá mức số lượng lẫn trật tự các sợi collagen mới thay thế vùng bị tổn thương

5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Sẹo thường có kích thước, độ đậm nhạt không giống nhau ở người có cơ địa khác nhau. Và đồng thời cùng một nguyên nhân gây sẹo, việc hình thành và đáp ứng thuốc điều trị sẹo cũng không giống nhau ở mỗi người. Nếu sợi collagen tăng sinh quá mức bình thường, sẹo nổi cao hơn gọi là sẹo lồi.

Nếu việc quan tâm chăm sóc vết thươngsau phẫu thuật được thực hiện đúng cách sẽ hạn chế tối đa việc để lại sẹo. Về mặt dinh dưỡng, y học hiện đại và các chuyên gia y tế khuyên rằng, trong quá trìnhchăm sóc vết thương, bệnh nhân nên bổ sung nhiều protein và chất kẽm trong các thực phẩm ăn hàng ngày để nhanh lành vết thương, ngừa và hạn chế sẹo. Còn theo những kinh nghiệm dân gian khuyên rằng, việc ăn uống hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo, bạn nên hạn chế các thực phẩm như: đồ tanh, trứng, đồ nếp, rau muống...

Xem thêm:

  • Cách chăm sóc vết thương khâu
  • Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!