5 sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Kiến Thức Y Học - 05/05/2024

Mùa đông là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virut sinh sôi nảy nở – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh đường hô hấp ở trẻ khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Viêm phế quản là một trong số đó, nhưng lý do nào làm cho trẻ đã chữa trị nhưng lại nhanh chóng tái phát trở lại? Hãy cùng Lily & WeCare giải thích vấn đề này!

Mùa đông là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virut sinh sôi nảy nở – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh đường hô hấp ở trẻ khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Viêm phế quảnlà một trong số đó, nhưng lý do nào làm cho trẻ đã chữa trị nhưng lại nhanh chóng tái phát trở lại? Hãy cùng Lily & WeCare giải thích vấn đề này!

5 sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào, thời tiết nào. Đặc biệt là trẻ thành thị cũng như nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỷ lệ bệnh còn cao hơn. Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới, một chứng viêm thường gặp do nhiễm trùng lớp niêm mạc ống phế quản, dân gian còn gọi bệnh lý này là viêm cuống phổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản là virut, những virut này có thể lây lan trong không khí nên khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh bị ho hoặc cảm cúm thì sẽ dễ dàng nhận các loại virut này vào cơ thể. Bên cạnh đó các yếu tố khác như khói thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm không khí hay di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản nhưng với tỉ lệ nhỏ hơn.

5 sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Vì sao trẻ em lại dễ dàng mắc bệnh viêm phế quản?

Viêm phế quản là bệnh lý hết sức phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, trẻ em là nhóm đối tượng dễ dàng mắc viêm phế quản hơn cả do sức đề kháng yếu, cùng với thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Biểu hiện của bệnh

Thông thường trẻ sẽ sốt cao trong giai đoạn đầu, một số trẻ bị suy dinh dưỡng có thể không có biểu hiện này. Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, da và môi khô, sút cân, kém ăn (đối với trẻ sơ sinh sẽ bú ít hoặc không bú). Sau đó bệnh nhi sẽ hắt hơi, sổ mũi, tiếp đến là ho nhiều, ban đầu chỉ là ho khan về sau mức độ và tần suất ho nhiều và mau hơn, đồng thời trong cơn ho có thể có đờm. Các triệu chứng này sau 1- 2 tuần có thể thuyên giảm, song nếu bị nhiễm khuẩn thì có thể kéo dài tới 3 tuần hoặc 1 tháng.

Nếu trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, lồng ngực co rút thì có nghĩa là trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn mức bình thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường nặng nhưng các triệu chứng lâm sàng thường không rõ nên các bậc phụ huynh cần quan tâm để ý tới các cháu hơn.

5 sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Vì sao một năm trẻ mắc viêm phế quản nhiều lần mặc dù đã được điều trị trước đó. Nguyên nhân có thể có nhiều song đáng nói đến là do sự tự điều trị của phụ huynh ở nhà có nhiều sai sót như:

1. Dùng thuốc kháng sinh

Nhiều người hiện nay đang hiểu sai về công dụng của thuốc kháng sinh, coi thuốc kháng sinh như thứ thuốc đa năng có thể chữa bách bệnh đơn giản. Ta cần hiểu rõ, thuốc kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của chúng một cách đặc hiệu, việc sử dụng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ. Còn viêm phế quản là do một loại virut gây ra nên về cơ bản việc dùng thuốc kháng sinh ở đây không mang lại lợi ích gì cho việc điều trị. Ngược lại gây nên tình trạng kháng thuốc ngày càng cao, điều này là hết sức nguy hiểm.

2. Thấy bệnh thuyên giảm nên ngưng dùng thuốc

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ho, sốt thì cho uống thuốc tại nhà vì nghĩ đơn giản rằng bệnh này trẻ con ai cũng mắc. Sau 2 đến 3 ngày thấy con đỡ thì ngưng không cho con uống thuốc nữa. Điều này là dễ hiểu vì làm cha mẹ không ai mong muốn con mình dùng nhiều chất hóa học. Tuy nhiên điều đó lại làm cho trẻ ốm, sốt trở lại do không được điều trị tận gốc.

3. Sử dụng lại đơn thuốc cũ

Các bậc phụ huynh khi thấy con có vấn đề đã có ý thức cho con tới bệnh viện, khám chữa bệnh theo đơn của bác sĩ, nên lần sau khi thấy con có bệnh thì lại sự dụng lại đơn thuốc cũ. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, một số còn lại thì không do diễn biến bệnh của trẻ không còn như trước, có thể trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cũng có thể là nhẹ hơn nên việc dùng lại đơn thuốc cũ là không hợp lý.

4. Để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay ô nhiễm là nguyên nhân khiếm con trẻ mắc bệnh. Vì vậy phải tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh và hạn chế cho trẻ đến nơi đông người khi trẻ mới khỏi ốm.

5 sai lầm khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

5. Ăn kiêng

Đây là suy nghĩ có thể coi là cổ hủ của người Việt, khi trẻ bị ho thì sẽ kiêng các đồ tanh như hải sản hay trứng, nhưng việc làm này là không có căn cứ khoa học và làm giảm sức đề kháng của trẻ. Trừ trường hợp trẻ bị dị ứng, còn lại thì không nên kiêng.

Theo số liệu của WHO – tổ chức y tế thế giới cho thấy viêm phế quản là bệnh có tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em, chỉ sau bệnh tiêu chảy. Vì vậy các bệnh phụ huynh cần hết sức chú ý, khi trẻ mắc bệnh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Quan trọng hơn cả nên tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh nhằm nâng cao sức kháng cho trẻ, giúp trẻ tránh những bệnh thông thường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!