Bổ sung nước là điều cần thiết bởi nước chiếm 70% khối lượng cơ thể và là thành phần quan trọng mang lại sự dẻo dai cho cơ thể, thúc đẩy sự hoạt động của các noron thần kinh và quá trình trao đổi chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên uống nước thế nào cho đúng cách cho đúng cách thì không phải ai cũng biết, do đó đã gây phản tác dụng, thậm chí gây hại cho cơ thể.
Sau đây là một số thói quen có hại mà bạn nên tránh.
1. Chỉ uống khi khát
Thiếu nước khiến cho máu đặc hơn và làm giảm quá trình tuần hoàn (Ảnh minh họa: Internet)
Trung bình mỗi người uống từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên hầu như chúng ta đều uống nước khi cảm thấy khát mà không biết rằng lúc đó cơ thể đã thiếu nước trầm trọng làm chậm quá trình trao đổi chất. Thiếu nước khiến cho máu đặc hơn và làm giảm quá trình tuần hoàn, bơm máu đến các bộ phận khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Vì vậy bất kể có khát hay không bạn cũng nên bổ sung nước hợp lý vào các khoảng thời gian trong ngày.
2. Uống quá nhiều nước
Ngược lại với quan điểm trên nhiều người lại cho rằng uống càng nhiều nước thì lại càng tốt cho cơ thể, vì thế họ thiếu kiểm soát trong việc nạp nước vào cơ thể. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước có thể dẫn đến các bệnh về tim và cơ quan nội tiết. Mặt khác thận không bài tiết kịp sẽ khiến chất khoáng trong máu bị pha loãng gây ra tình trạng hạ natri máu.
3. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Việc đun đi đun lại nước nhiều lần sẽ làm diệt sạch hết vi khuẩn là suy nghĩ sai lầm của rất nhiều người. Ngược lại nó gây nhiều tác hại cho cơ thể khi sử dụng nước. Bởi trong nước thường chứ một lượng lớn kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadium, nitrat… Do vậy nước được đun trong thời gian dài, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và kim loại nặng tăng lên rất nhiều, điều đó rất có hại đối với sức khỏe của bạn khi hấp thụ vào cơ thể.
4. Uống nước ngọt thay nước lọc
Sử dụng nước ngọt thường xuyên gây các bệnh về đường hô hấp như ợ hơi, đầy hơi và chứng béo phì (Ảnh minh họa: Internet)
Nhiều người có sở thích uống nước ngọt thường xuyên bất kể khi nào thậm chí uống thay nước lọc. Thường thì nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác đã cơn khát, khá kích thích và sảng khoái. Tuy nhiên bạn nên biết rằng nước ngọt không hề bổ sung nước cho cơ thể, mà còn gây nguy cơ mắc một số bệnh như tim đạp nhanh, hưng phấn giả và sau đó làm bạn mệt mỏi hơn. Ngoài ra việc sử dụng nước ngọt thường xuyên cũng gây các bệnh về đường hô hấp như ợ hơi, đầy hơi và chứng béo phì.
5. Uống nước trong lúc ăn
Nhiều người thường để bên cạnh bàn ăn một cốc nước khi ăn. Điều này hoàn toàn không tốt một chút nào, việc uống nước khi ăn sẽ gây loãng các dịch vị tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Mặt khác làm tăng isulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Bạn hoàn toàn có thể thể sử dụng nhẹ nhàng một thì súp hay canh chứ không nên uống nhiều nước trong bữa ăn.
6. Uống nước quá lạnh
Thường thì bạn sẽ thích thú khi uống một cốc nước với vài viên đá, nó giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước lạnh sẽ làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa. Dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
>>> Xem thêm: Những lưu ý về dinh dưỡng sau sảy thai
Bích Ngọc (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!