7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/04/2024

Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến... Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất dễ bị "tấn công" bởi các loại côn trùng mùa hè có thể gây nguy hiểm khôn lường nếu không kịp thời xử lý vết cắn!

Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất dễ bị “tấn công” bởi các loại côn trùng mùa hè có thể gây nguy hiểm khôn lường nếu không kịp thời xử lý vết cắn!

Đừng chủ quan với các loại côn trùng xung quanh, những loài động vật nhỏ bé này có thể gây ra những vết cắn đau đớn và vết sẹo khó chịu. Mùa hè với khí hậu nóng ẩm là khoảng thời gian lý tưởng để những loài côn trùng này gây hại cho bạn từ trong nhà đến không gian bên ngoài như bụi rậm, đám cỏ, gốc cây…

Vì thế, hãy đề phòng các loại côn trùng mùa hè và lưu ý cách xử lý vết cắn để không để lại sẹo hay dẫn đến các triệu chứng trầm trọng hơn nhé!

1. MUỖI

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Tiến sĩ Rosmarie Kelly, một nhà côn trùng học sức khỏe cộng đồng thuộc Bộ Y tế Công cộng Georgia, Atlanta (Hoa Kỳ), cho biết hầu hết muỗi đều gây hại và một số còn gây ra các triệu chứng khác nguy hiểm hơn cả việc lây lan bệnh tật.

Mặc dù bạn chủ yếu sẽ chỉ bị mụn đỏ và ngứa nhưng muỗi hút máu và chúng có thể truyền nhiễm nhiều loại siêu vi khác nhau như sốt xuất huyết, sốt rét vào cơ thể bạn đấy. Bạn có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi bị muỗi đốt, nổi mề đay, phồng rộp, nôn mửa và khó thở.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như bị sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu hoặc có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác sau khi bị cắn, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nhé!

2. BỌ CHÉT

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Bọ chét là kẻ thù không đội trời chung của mèo và chó, nhưng những người nuôi hai loại thú cưng này cũng có nguy cơ cao bị bọ chét cắn. Bạn sẽ thấy những vết sưng nhỏ màu đỏ nếu bạn bị bọ chét cắn. Bọ chét thường bám vào ba chỗ trên cơ thể, thường là trên bàn chân và hai bên mắt cá chân của bạn.

Ngứa là triệu chứng chính khi bị bọ chét cắn, bạn thậm chí có thể bị khó thở. Vết nhiễm trùng có thể bị sưng và tích tụ mủ. Lưu ý, bạn không nên làm xước vết bọ chét cắn.

Bạn nên sử dụng thuốc uống kháng histamin hoặc thuốc bôi có thể giúp giảm ngứa và phản ứng dị ứng. 

3. BỌ ĐỎ

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Bọ đỏ là các con mạt nhỏ (động vật thuộc lớp nhện) có họ hàng với nhện và ve. Bọ đỏ bám trên cơ thể người đi qua khu vực có cây cối nhiễm bọ đỏ, khám phá cơ thể vật chủ khoảng 3–6 tiếng trước khi đốt.

Hầu hết vết bọ đỏ đốt xuất hiện ở vùng da dày trên cơ thể như mắt cá chân, eo, vùng bẹn, dưới cánh tay và sau đầu gối. Cũng giống như các vết cắn khác, bạn không nên gãi bởi vì các vết sưng có thể bị nhiễm trùng.

Bạn hãy làm sạch vùng bị cắn bằng xà phòng và nước. Sauđó thử kem dưỡng da calamine hoặc kem chống ngứa như hydrocortisone. Thuốc kháng histamin cũng có thể làm giảm ngứa. 

4. ONG

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Vào mùa hè, số người bị ong đốt tăng lên vì mùa hè là mùa của nhiều loại trái cây như dứa, nhãn, vải, chôm chôm… Thông thường, ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một số loài ong gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày và một số loài ong nguy hiểm khác chưa rõ nguồn gốc ở các vùng rừng núi. Khi bị ong chích, bạn có thể bị nổi mề đay, sưng đỏ xung quanh vị trí ong chích hoặc nặng hơn có thể buồn nôn, tiêu chảy…

Điều đầu tiên bạn cần nhớ khi bị ong chích là lấy kim ra ngay lập tức sau đó chườm đá để giảm viêm.

Bạn có thể uống thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl) ở dạng viên nén hoặc thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen. 

 5. CHẤY (CHÍ)

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Chấy phổ biến hơn ở trẻ em hơn so với người lớn chủ yếu là vì bọn trẻ hay chơi đùa và cụng đầu vào nhau. Điều đó tạo điều kiện cho chấy lây lan. Chấy là nguyên nhân gây ngứa, chủ yếu ở da đầu, tai và cổ. Sau khi trứng chấy ký sinh trên da đầu nở ra, chúng có thể trông giống như gàu bong ra khỏi đầu bạn.

Dầu gội dược liệu trị chấy có thể giúp loại bỏ chấy sau một thời gian sử dụng.

Nếu bạn bị chấy, không dùng chung bất cứ thứ gì với người khác (bao gồm nón, bàn chải, tai nghe hoặc phụ kiện tóc), và đảm bảo bạn giặt sạch drapgiường, mền, gối và quần áo. 

6. RỆP GIƯỜNG

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Rệp giường có hình bầu dục, phẳng và dài khoảng 6.35 mm không có cánh nhưng chúng có thể bật cao nhờ vào sức mạnh đôi chân sẽ nhìn thấy vết cắn theo một đường dọc trên cơ thể mình. Loài rệp giường thường hoạt động vào ban đêm lúc bạn đã say giấc.

Một số người không có phản ứng gì cả với vết cắn của rệp giường. Những người khác có vết cắn với vết sưng đỏ ngứa nhưng chúng thường lộ ra sau nhiều ngày hoặc thậm chí hai tuần sau đó.

Bạn cố gắng không nên gãi. Các loại kem chống ngứa và khử trùng có thể hữu ích. Nếu bạn có phản ứng dị ứng như khó thở, hãy đến cơ sở y tế gần nhất và nhờ bác sĩ da liễu tư vấn. 

7. KIẾN

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

Trong số tất cả các loại kiến, vết cắn của kiến lửa có thể là loại khó chịu nhất. Kiến lửa xuất hiện nhiều do thói quen để đồ ăn thừa trên bếp, bàn và quên dọn dẹp. Vết cắn có thể chuyển sang màu đỏ, sưng lên và tụ đầy mủ.

Bạn rửa vùng vết cắn bằng xà phòng và nước, đặt đá trong khăn lau mặt và chườm trong 10 phút, sau 10 phút lấy khăn ra. Dùng thuốc kháng histamin để trị ngứa.  

Miễn là bạn không bị dị ứng, bạn sẽ trở lại bình thường sau một vài giờ, hoặc một vài ngày. Nếu bạn bị dị ứng, bạn có thể khó thở hoặc cảm thấy sưng cổ họng và nhịp tim của bạn tăng lên. Trong trường hợp này, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu.

                                               Thuốc kháng histamin

 Thuốc kháng histamin và công dụng

• Thuốc kháng histamin được dùng điều trị dị ứng: viêm mũi dị ứng; nổi mề đay, ban da, viêm da dị ứng; viêm kết mạc dị ứng; các trường hợp bị côn trùng cắn…

• Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị say tàu xe, máy bay; điều trị buồn nôn và nôn trong thai nghén; dùng như thuốc an thần gây ngủ.

• Thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng (ho, ngứa, nổi mề đay…) chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn.

 Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin

• Ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo hay uống rượu khi đang dùng thuốc.

• Thuốc kháng histamin có thể dùng như chỉ định chính trong trường hợp mất ngủ. Nhưng chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ ở trẻ.

Hướng dẫn sử dụng.Tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng liều lượng và thời gian, theo chỉ định của bác sĩ đối với cả viên uống lẫn dạng kem bôi, không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt chú ý ở các đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời như cắm trại, đi biển… Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ quên rằng con bạn có thể trở thành “nạn nhân” của những loài côn trùng nguy hiểm. Hãy cẩn thận với các loại côn trùng mùa hè và trang bị cho mình cách sơ cứu kịp thời nếu bé yêu không may bị cắn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bật mí 3 bí quyết đuổi côn trùng hiệu quả
  • Dùng đúng thuốc chống côn trùng để bảo vệ con mùa mưa
  • Chống muỗi phòng virus Zika: cách nào hiệu quả nhất?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!