Ráy tai không những có tác dụng bảo vệ tai nhằm không cho các bụi bẩn và vi khuẩn tiến sâu vào trong ống tai mà còn tiết lộ nhiều điều về sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
Theo các chuyên gia, khi làm sạch tai, chúng ta nên chú ý đến cả màu sắc và kết cấu ráy tai để sớm biết mình có đang đối mặt với nguy cơ mắc căn bệnh nào không.
1. Ráy tai có màu xám
Ráy tai màu xám có thể là do tích tụ bụi bẩn, nhưng khi nó đi kèm với các triệu chứng như ngứa bên trong ống tai, nứt, da khô thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh chàm eczema. Bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh.
2. Ráy tai có vết máu
Nếu khi vệ sinh tai có vết máu, chứng tỏ màng nhĩ của bạn đã bị tổn thương. Tai cũng có thể đã bị mắc bệnh nhiễm trùng, viêm tai giữa...và dẫn đến những tình trạng tồi tệ hơn. Khi thấy tai mình có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám sớm để được chuyên gia tai mũi họng kiểm tra chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
3. Ráy tai có màu nâu và chảy dịch
Ráy tai màu nâu, có chảy dịch là dấu hiệu cơ thể vừa trải qua một khoảng thời gian vô cùng căng thẳng. Vì vậy, bạn nên cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi vài ngày để trở lại bình thường.
Ráy tai có màu nâu cũng có thể do lâu ngày bạn chưa vệ sinh tai sạch sẽ. Chất béo trong ráy tai phản ứng với oxy, làm nó chuyển sang màu nâu, thậm chí là màu đen.
4. Ráy tai có màu đen
Ráy tai có màu đen cũng không có gì đáng lo vì có thể do lâu ngày không vệ sinh tai mà thôi. Nhưng khi ráy tai có màu đen kèm với ngứa trong tai thì bạn cần đi khám ngay vì rất có thể bạn đã bị bệnh nấm tai.
5. Ráy tai có màu trắng
Ráy tai màu trắng báo hiệu cơ thể đang thiếu vitamin, dưỡng chất như sắt và đồng. Khi đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như hạt đậu, bột yến mạch, hoa quả giàu vitamin... để cơ thể có đủ chất.
6. Ráy tai có mùi khó chịu
Ráy tai có mùi khó chịu kèm dịch chảy từ tai, hay ù tai...có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương ở phần tai giữa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa mãn tính.
7. Ráy tai ướt, dính và màu vàng
Ráy tai màu vàng và có kết cấu ẩm ướt đặc biệt tốt cho việc bôi trơn ống tai, ngăn ngừa chúng khỏi bị khô và ngứa.
Tuy nhiên, nếu ráy tai có kèm dịch, ráy tai chuyển màu vàng đậm hoặc xanh thì bạn cần đến chuyên gia thăm khám ngay vì khi đó, tai bạn đang có dấu hiệu bị viêm.
8. Ráy tai khô
Ráy tai khô thường xảy ra nhiều nhất với dân số Châu Á. Đây là một sự thích nghi di truyền với khí hậu mà tổ tiên chúng ta đã tiến hóa.
Tuy nhiên, đôi khi ráy tai khô cũng có thể là do thiếu chất béo trong cơ thể. Vì vậy bạn không nên chủ quan.
Theo VTC
Xem thêm:
- Có nên lấy ráy tai khi hớt tóc và ngoáy bông tăm sau khi tắm?
- Ráy tai 'tiết lộ' điều gì về sức khoẻ của bạn
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
1
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM
8
Kinh nghiệm đi khám tại PK Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan
5 phòng khám đông y nườm nượp khách tại TP.HCM
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!