Gặp căng thẳng quá mức
Hormone cortisol sẽ sản sinh ra khi bạn thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc hay học tập. Bên cạnh đó, đây còn là loại hormone khiến bạn có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn cân bằng trạng thái trở về ổn định thì nồng độ cortisol trong cơ thể cũng sẽ giảm và những cơn thèm ăn bất chợt cũng không còn xuất hiện nữa.
Cơ thể mất nước trầm trọng
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thèm ăn bất ngờ. Lúc này, hãy thử uống một ít nước trước, sau đó mà cảm thấy đói thì mới nên ăn thêm một món gì khác. Bởi nhờ vào lượng nước vừa uống, bạn sẽ không cần ăn thêm quá nhiều thứ sau đó. Vậy nên, cần duy trì thói quen uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước trong ngày để tránh gặp phải tình trạng thèm ăn vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày.
Có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường
Đừng chủ quan bỏ qua nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đang ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường như giảm cân đột ngột, đi tiểu nhiều hơn, hay đói, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi... bởi lúc này cơ thể của bạn đang gặp vấn đề về năng lượng.
Thực chất, bạn đang gặp vấn đề trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể, các bác sĩ còn gọi đây là chứng háu ăn (hay còn gọi là chứng ăn vô độ tâm thần). Đây là một triệu chứng cảnh báo tình trạng thèm ăn quá độ và dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lúc nào không biết.
Ngủ không đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể gây mất cân bằng các hormone kiểm soát cơn đói là leptin và ghrelin nên khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Thậm chí, ngủ không đủ giấc suốt một thời gian dài còn là nguyên nhân khiến bạn nhanh đói và có xu hướng tìm đến các món ăn vặt để lấp đầy chiếc bụng nhanh chóng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!