Với bệnh nhân điều trị các bệnh lý mạn tính, vấn đề thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh rất được quan tâm. Lươn được xem là một vị thuốc tốt giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính. Vậy thật sự ăn thịt lươn có tốt cho người viêm gan B không?
Ăn thịt lươn có tốt cho người viêm gan B không?
Lươn là một cá thuộc họ (Synbranchidae) khá phổ biến ở các sông trên nước ta. Thịt lươn là món ăn bổ dưỡng có nhiều đạm, béo, vitamin A, B1, B6 và nhiều kali, sắt, natri, canxi... và một số vi chất như betacaroten, riboflavin, biotin... Do đó đây được xem là món ăn bồi bổ rất tốt cho người mới khỏi bệnh, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Thiện ngư được dùng trong y học cổ truyền là tên thuốc từ thịt lươn (thường là lươn vàng). Theo Đông y, thịt lươn là một món ăn rất ngon và bổ, hơn nữa lại là một vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc... có tác dụng bổ gan, tỳ và thận. Thịt lươn thích hợp với người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
Các món ăn được chế biên cho bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính rất phổ biến, điển hình là nấu cháo lươn... Cháo lươn rất dễ ăn và thích hợp với bệnh nhân suy nhược. Vì vậy, Ăn thịt lươn có tốt cho người viêm gan B không thì câu trả lời là có.
Hướng dẫn chế biến món cháo lươn
Sau đây là cách chế biến món cháo lươn rất đơn giản và dễ làm.
Chuẩn bị
- Lươn đồng khoảng 1 kg.
- Gạo nếp và gạo tẻ, mỗi loại nửa chén.
- Một số rau thơm như rau răm, hành lá... và gia vị.
Thực hiện chế biến
- Đầu tiên bạn cần lọc thật sạch thịt lươn. Phần xương giữ lại đem xay nhỏ rồi ninh nhừ như ninh xương. Nước lươn từ xương lươn rất ngọt khiến cháo lươn ngon hơn.
- Phần thịt lươn bạn hãy luộc chín rồi vớt ra để nguội.
- Tiếp theo, bạn hãy cho gạo vào nấu, nêm gia vị vừa phải rồi cuối cùng là cho lươn vào nấu cùng. Trước đó, bạn có thể cho thêm hành phi để món ăn thơm hơn.
- Đảo đều cho đến khi gạo nở đều và chín nghuyễn thì bạn tắt bếp, cho rau vào đảo sơ, rau răm có thể rửa sạch, cắt nhỏ và rắc lên.
Lưu ý
- Cần chế biến thật sạch nội tạng của lươn để tránh nhiễm giun sán. Tuyệt đối không dùng lươn ươn, lươn chết sau vài giờ vì có nhiều chất histamine dễ gây dị ứng, ngộ độc.
- Không dùng các thực phẩm như dưa hấu, hải sản, chuối tiêu... ăn chung với lươn vì tính lạnh dễ bị đau bụng.
- Bệnh nhân mắc bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu thì không nên ăn cháo lươn.
Các loại thực phẩm cần tránh khi bị viêm gan B
Bên cạnh việc hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích, một số loại thực phẩm bạn cũng cần tránh để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Không nên ăn tôm
Hàm lượng cholesterol cao có trong tôm sẽ không tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh viêm gan. Chính vì thế, khi bị loại loai bệnh về gan này người bệnh nên hạn chế ăn tôm để tránh cho bệnh có chuyển biến xấu đi.
Không nên ăn thịt dê
Thịt dê có tính nóng, hàm lượng protein và lipit cao gây quá tải cho hoạt động của gan, khiến cho quá trình trao đổi chắt của gan quá sức gây hại gan. Chính vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn thịt dê để bảo vệ tốt cho gan.
Hạn chế ăn gừng
Gừng có rất nhiều công dụng trị bệnh nhưng lại không có lợi đối với bệnh gan, nhất là viêm gan. Trong gừng có chất volatile – chất này có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Hạn chế ăn tỏi
Tỏi cũng chứa chất volatile làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, có thể dẫn tới thiếu máu nên bất lợi với người viêm gan. Bạn nên hạn chế ăn loại gia vị này trong chế biến món ăn hàng ngày.
Hạn chế uống nước chè đặc
Chè đặc có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên dễ gây bí đại tiện, làm tăng tích luỹ chất độc ở gan, không có lợi cho người viêm gan. Vì vậy, người viêm gan không nên uống nước chè đặc.
Người bệnh gan không nên ăn hạt tiêu
Hạt tiêu cũng là một loại gia vị mà người bệnh viêm gan không nên ăn vì có tính kích ruột rất mạnh, vị cay sẽ gây hại cho gan và nhất là các trường hợp bị bệnh viêm gan và xơ gan.
Ngoài ra, người bệnh gan cũng nên tránh và hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ vì gây khó tiêu ở gan.
Ăn thịt lươn có tốt cho người viêm gan B không? Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã có đáp án chính xác rồi. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Xét nghiệm theo dõi điều trị viêm gan B tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện Xander có cung cấp Theo dõi điều trị viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Điều trị viêm gan B bằng cà gai leo - Mở cửa vận may cho người bệnh
Bài thuốc chữa viêm gan B hiệu quả của dòng họ Vũ
Cây chó đẻ - bài thuốc quý chữa viêm gan B
Viêm gan B ăn uống như thế nào để nhanh hết bệnh?
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm gan B giai đoạn đầu
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm theo dõi điều trị virus viêm gan B được cập nhật ở cuối bài viết
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Vì sao viêm gan B không nên ăn thịt dê?
- Dính máu của người viêm gan B cần làm những xét nghiệm gì để an tâm?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!