Áp xe phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Áp xe phổi hiện nay được biết đến là một căn bệnh phổ biến thường gặp do là biến chứng nặng nề mà trẻ phải chịu đựng sau khi điều trị viêm phổi. Áp xe phổi được hiểu nôm na là bệnh nhiễm trùng phổi, hình thành những ổ mủ trong phổi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và điều trị khá khó khăn. Vì thế cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Áp xe phổi hiện nay được biết đến là một căn bệnh phổ biến thường gặp do là biến chứng nặng nề mà trẻ phải chịu đựng sau khi điều trị viêm phổi. Áp xe phổi được hiểu nôm na là bệnh nhiễm trùng phổi, hình thành những ổ mủ trong phổi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và điều trị khá khó khăn. Vì thế cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Áp xe phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là hiện tượng viêm và mưng mủ trong nhu mô phổi tạo thành một hay nhiều hang chứa mủ với kích thước từ 2cm trở lên, phân biệt với viêm phổi hoại tử khi các ổ hoại tử dưới 2cm.

Phân loại áp xe phổi

Áp xe phổi được phân biệt thành hai loại:

- Áp xe phổi nguyên phát: xảy ra ở trẻ mạnh khoẻ - phổi bình thường trước đây. Tức là nung mủ phổi tiên phát (là sự nung mủ cấp tính ở vùng phổi chưa có tổn thương cũ).

- Áp xe phổi thứ phát: xảy ra ở trẻ có bất thường phổi bẩm sinh hoặc mắc phải như sau viêm phổi, viêm phổi hít, biến chứng sau phẫu thuật... Tức là nung mủ phổi thứ phát (là nung mủ xảy ra ở trên một thương tổn phổi đã có sẵn).

Áp xe phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe phổi thường gặp ở đối tượng nào?

Áp xe phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở nam hơn nữ. Áp xe phổi hình thành thường nhất là sau viêm phổi. Mùa đông áp xe phổi dễ xảy ra sau các bệnh nhiễm khuẩn mũi họng và đường hô hấp. Nguy cơ cũng tăng lên ở những người mới được gây mê hoặc hôn mê sau chấn thương, đặc biệt ở bệnh nhân có các rối loạn cơ chế bảo vệ của phổi và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Vì vậy mà các mẹ đặc biệt lưu ý con trẻ sau khi điều trị viêm phổi. Đây là bệnh rất nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sinh mạng của bệnh nhi. Với những tiến bộ trong điều trị hiện nay, số trẻ bị áp xe phổi đã giảm rõ rệt so với nhiều chục năm trước đây, thậm chí không còn gặp nữa ở nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, biến chứng áp xe phổi lại có xu hướng tái xuất hiện. Nói chung, áp xe phổi ít gặp hơn và có tiên lượng tốt hơn người lớn. Riêng ở trẻ em, bệnh thường gặp hơn ở trẻ dưới 3 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ dễ bị áp xe phổi ở trẻ em là: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (HIV/AIDS), trong đó còn có thể do thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư; bị dị tật lồng ngực, dị tật phổi bẩm sinh, trẻ dễ bị hít sặc vào phổi, nhất là khi có vệ sinh răng miệng kém: bại não, bệnh thần kinh - cơ; sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy; rối loạn nuốt; bất thường hoạt động thực quản; chấn thương lồng ngực, dị vật đường thở bỏ quên.

Biểu hiện của bệnh

Một trường hợp áp xe phổi điển hình thường sẽ có biểu hiện qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ổ mủ kín

Bệnh nhân có ho, sốt cao 39-40°C, đau ngực, có thể có khó thở; môi khô, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, ho ra đờm màu vàng hay xanh có khi lẫn máu.

Giai đoạn ộc mủ

Sau một thời gian (khoảng 1-2 tuần), áp xe vỡ vào phế quản: bệnh nhân đột ngột đau tăng, ho tăng dữ dội và ộc ra rất nhiều mủ có khi tới hàng bát mủ, mủ đặc quánh màu vàng, nâu, xanh, lổn nhổn những cục mủ tròn mùi hôi thối, vã mồ hôi, mệt lả. Sau đó bệnh nhân hết sốt, dễ chịu, ăn ngủ được.

Khi mủ khạc ra thì ổ áp xe rỗng, tạo thành hang. Khám phổi thấy tiếng thổi hang, ran ẩm to hạt. Quan sát mủ có thể sơ bộ chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn ộc mủ, cần đề phòng mủ tràn vào đường thở gây ngạt thở. Bệnh nhân có thể ho ra máu hoặc khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày.

Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản

Bệnh nhân vẫn ho dai dẳng, nhất là khi thay đổi tư thế và khạc mủ số lượng ít hơn. Khám phổi có thể thấy hội chứng hang: tiếng thổi hang, ran ẩm to hạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính của áp xe phổi là do vi khuẩn, có thể do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản, theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành. Vi khuẩn thường gặp ở đây là phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu...

Áp xe phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một số tác nhân gây bệnh

- Vi khuẩn kỵ khí: Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, dễ phát hiện chúng vì hơi thở và đàm rất hôi thối.

- Tụ cầu vàng: Thường gặp ở trẻ em nhỏ nhất là trẻ còn bú, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rối loạn tiêu hóa (nôn, chướng bụng...) sụt cân. Bệnh cảnh lâm sàng vừa phổi vừa màng phổi (tràn khí, dịch màng phổi) gây suy hô hấp, nhiểm trùng nhiểm độc nặng.

- Klebsiella Pneumoniae (Friedlander): Tiến triển lan rộng rất nhanh, khái huyết, bệnh cảnh rất nặng và nguy cơ tử vong cao.

- Những vi khuẩn khác: Như phế cầu, liên cầu...

- Ký sinh trùng: Thường gặp nhất là amip, có thể là nguyên phát nhưng hầu hết là thứ phát. Có thể ít gặp hơn là nấm.

- Đa số bị bệnh áp xe phổi là nguyên phát, vi khuẩn gây ra áp xe phổi theo các đường vào sau đây: Đường khí - phế quản; Đường máu; Đường kế cận.

Các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển như:

  • Các u phổi, phế quản gây nghẽn, bội nhiễm hay hoại tử (ung thư).
  • Giãn phế quản: Vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của áp xe phổi.
  • Trên những thương tổn phổi có sẵn: hang lao, kén phổi bẩm sinh.
  • Các chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản.
  • Những cơ địa xấu: Đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, suy dưỡng nặng, nghiện rượu.

Điều trị bệnh áp xe phổi như thế nào?

- Điều trị áp xe phổi phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:

  • Điều trị nội khoa kịp thời, tích cực, kiên trì.
  • Nếu có thể lựa chọn kháng sinh theo kết quả của kháng sinh đồ thì áp xe phổi sẽ chóng khỏi.
  • Chỉ định mổ sớm trước khi có các biến chứng nặng như ho ra máu nặng, viêm mủ màng phổi.

- Điều trị cụ thể: Dù là bệnh nặng nhưng áp xe phổi vẫn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hoặc ngoại khoa nhưng cần phải thật khẩn trương, tích cực và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức trong môi trường chuyên khoa. Việc điều trị bao gồm:

  • Kháng sinh: cần điều trị kháng sinh sớm, liều cao, đường tĩnh mạch, phối hợp kháng sinh. Thời gian điều trị là lâu dài và thường phải tính bằng tuần: thường 6-8 tuần, trong đó ít nhất 2 tuần bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Dẫn lưu ổ áp xe với các phương pháp: dẫn lưu tư thế (tùy theo vị trí ổ mủ mà chọn tư thế bệnh nhân để mủ dễ ra ngoài kết hợp với vỗ rung lồng ngực), chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực, hút mủ qua nội soi phế quản ống mềm... Các điều trị khác: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân; đảm bảo cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan; giảm đau, hạ sốt.

Áp xe phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

- Những trường hợp cần chỉ định phẫu thuật cắt phần phổi chứa ổ áp xe:

  • Ổ áp xe lớn, có kích thước trên 8cm
  • Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả sau 6 tuần
  • Ho ra máu tái phát hoặc ho máu lượng nhiều đe doạ tính mạng
  • Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng
  • Có biến chứng dò phế quản - khoang màng phổi

- Việc phòng bệnh bao gồm các biện pháp như:

  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng để tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi gây áp xe
  • Phòng chống viêm hô hấp cấp nói chung và viêm phổi nói riêng
  • Ðiều trị tích cực các nhiễm khuẩn răng hàm mặt, tai mũi họng, hô hấp
  • Ðiều trị triệt để các bệnh là yếu tố nguy cơ gây áp xe phổi
  • Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!