Bạn biết gì về sốt siêu vi ở trẻ em? (phần 2)

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Sốt siêu vi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khi trẻ lớn lên. Hello Bacsi sẽ giúp bố mẹ cách nhận biết và phương pháp điều trị khi bé bị sốt siêu vi.

Ở phần trước Bạn biết gì về sốt siêu vi ở trẻ em? (phần 1), chúng ta đã biết nguyên nhân và cách ngăn ngừa sốt siêu vi ở trẻ em. Nhưng nếu con bạn đã mắc bệnh, hãy áp dụng các cách sau chăm sóc con để trẻ chóng khỏe lại, đồng thời nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm trẻ cần được cấp cứu.

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi thế nào?

Cho bé uống đủ nước

Con bạn sẽ mất rất nhiều chất lỏng thông qua cơn sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu bạn vẫn đang cho con bú, hãy cho bé bú thường xuyên khi bé muốn. Bạn cũng có thể hỏi mua muối bù nước (ORS) cho bé. Giải pháp này sẽ cung cấp cho con bạn một tất cả các chất dinh dưỡng đã mất và có thể dùng cho cả trẻ đang tuổi bú mẹ.

Thức ăn đặc biệt

Nếu con bạn lớn hơn 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn các loại thức ăn mềm và có nước như súp, sữa đông với đường. Khi bé khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn thêm các thực phẩm đặc hơn, chẳng hạn như rau quả nghiền hoặc cháo.

Uống thuốc

Tốt nhất bạn nên đưa con đến phòng khám. Các bác sĩ có thể cho con bạn uống thuốc kẽm và muối bù nước nếu bé bị tiêu chảy. Bé cũng có thể phải uống thuốc giảm đau đặc biệt để hạ sốt.

Nghỉ ngơi tại nhà

Hãy để con bạn nằm yên trong phòng riêng tại nhà. Tốt nhất bé nên nghỉ ngơi trong khi bệnh và ít nhất một tuần sau đó. Điều này sẽ giúp bé có thể chống lại bệnh tật, trở nên khỏe mạnh hơn và ngăn cản bệnh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.

Hạ sốt

Nếu con bạn bị sốt cao, hãy lau cơ thể con bạn bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của bé.

Rửa tay

Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay trước và sau khi chạm vào con mình. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.

Điều trị

Nếu bệnh tình của con bạn vẫn không khá lên, hãy cho bé đi khám bác sĩ. Hãy hỏi liệu bé có nên uống loại thuốc kháng virus nào không.

Thông thoáng nhà cửa

Hãy mở cửa sổ và cửa ra vào ít nhất một lần mỗi ngày để không khí trở nên trong lành hơn. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong không khí và ngăn chặn nấm mốc phá hoại.

Các dấu hiệu nguy hiểm

Sốt siêu vi thường không quá nghiêm trọng và sẽ nhanh khỏi nếu được điều trị đúng đắn. Tuy nhiên nếu con bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay lập tức:

  • Ho trong hơn ba tuần;
  • Tiêu chảy trong hơn hai tuần;
  • Có máu trong phân;
  • Sốt kéo dài một tuần hoặc lâu hơn;
  • Những cơn đau cấp tính;
  • Từ chối ăn hoặc uống;
  • Nôn liên tục;
  • Khó thở;
  • Buồn ngủ bất thường;
  • Sưng cả hai chân.

Nhiễm virus khác nhiễm khuẩn như thế nào?

Cả hai loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus đều có thể gây sốt, ớn lạnh và mệt mỏi, vậy nên việc phân biệt chúng có thể trở nên khá khó khăn.

Nhiễm khuẩn thường có các tình trạng đỏ, nóng, sưng và đau một phần của cơ thể đặc trưng. Vì vậy, nếu con bạn bị đau cổ họng do vi khuẩn, bé sẽ đau nhiều hơn về một phía cổ họng. Nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đặc biệt để giết vi khuẩn gây bệnh.

Trong khi đó nhiễm virus lại liên quan đến các phần khác nhau của cơ thể cùng một lúc. Vì vậy, nếu con bạn bị nhiễm virus, bé có thể bị chảy nước mũi, ho và đau nhức khắp cơ thể.

Thuốc kháng sinh không có hiệu lực với các bệnh nhiễm virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Vậy nên việc sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng sẽ không giúp được cho bệnh tình nhiễm virus của bé.

Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus thường bao gồm nhiều uống nước và chất lỏng, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do virus, giống như bệnh cúm, đều có vắc-xin. Chúng có thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!