Báo động: Lượng người tự tử chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hiện nay, tự tử có thể coi là một loại bệnh và theo thống kê từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, số người chết do tự tử chiếm 33,7%, xếp thứ 2 sau nguyên nhân gây chết người do tai nạn giao thông.

Hiện nay, tự tử có thể coi là một loại bệnh và theo thống kê từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, số người chết do tự tử chiếm 33,7%, xếp thứ 2 sau nguyên nhân gây chết người do tai nạn giao thông.

Báo động: Lượng người tự tử chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông

Một số liệu khủng khiếp khác từ Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân tự tử nhập viện để cấp cứu, điều trị.

Người tự tử chủ yếu đều là những người trẻ tuổi, một số ít ở trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt nữ giới nhiều hơn nam giới. Căn nguyên phổ biến nhất dẫn tới tự tử là do stress, trầm cảm...

Đa số đều có dấu hiệu căng thẳng, xung đột tâm lý, dẫn tới buồn chán, bỏ ăn, bỏ ngủ, dính tới nợ nần, và có thể là cả người có tiền sử bệnh tâm thần.

Thông thường, người bệnh có thể chọn cách thức tự tử thông qua đường uống, đường tiêm truyền hoặc treo cổ...

Trong số những loại “độc dược” được nhiều người bệnh sử dụng để tìm tới cái chết, thì thuốc diệt cỏ Paraquat là loại “độc của độc” khi nó mang tỉ lệ tử vong lên tới 70%.

Báo động: Lượng người tự tử chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông Tự tử hầu như ở những người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam, một số ít trẻ em và người cao tuổi.

Mỗi năm, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trên dưới 300 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat, chủ yếu là ở nhóm người trẻ tuổi. Con số ước tính khoảng 1000 ca trên khắp cả nước, Ths.BS Nguyên cho biết.

Bên cạnh thuốc diệt cỏ Paraquat, số lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu do tự tử bằng thuốc diệt chuột cũng đang gia tăng nhanh hơn tại Bệnh viện Bạch Mai thời gian gần đây.

Theo dõi những dấu hiệu chung của các bệnh nhân tự tử được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Ths.BS Nguyên cho biết, đối với mỗi khu vực có thể có những trường hợp tự tử qua ngộ độc giống và khác nhau.

Người sống trong khu vực thành phố thường sử dụng thuốc tân dược như thuốc ngủ, xa hơn một chút là khu nông thôn thì thường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc diệt chuột, thuốc diệt cỏ...

Còn ở các khu vực miền núi nơi hạn chế khả năng sử dụng thuốc tân dược và hóa chất thì sử dụng các loại lá cây rừng để tự tử như lá ngón.

Nắm bắt về tác nhân gây ngộ độc nhưng từng loại thuốc và độc tính khác nhau mà có thời gian phát tác khác nhau. Có những loại chỉ vài tiếng là bệnh nhân sẽ có biểu hiện nôn mửa, chảy máu...

"Cũng tùy nguyên nhân và thời gian người bệnh được phát hiện và điều trị, nhưng hầu hết người bệnh đều trở lại bình thường, hồi phục tốt", Ths.BS Nguyên nói.

Tuy nhiên, may mắn là tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp tại Bệnh viện Bạch Mai khá thấp do người bệnh sử dụng các nhóm hóa chất không quá độc để tự tử.

Vừa được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, em Trần Thị H., 19 tuổi. sinh viên năm thứ hai của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội vừa khóc vừa nói lời hối hận sau khi chỉ vì giận nhau với người yêu đã uống 19 viên thuốc ngủ trasleepy thành phần Rotudin sulfat để tự vẫn.

Không cầm được nước mắt khi nghe con nói, chị C., mẹ của bệnh nhân vừa từ Nam Định lên chăm con cho biết: “Nó với người yêu, hai đứa cãi nhau, giận nhau thế nào mà cái H. nó nghĩ quẫn uống thuốc ngủ.

May mà được bạn cùng phòng đưa vào viện kịp thời, chứ không thì không biết cơ sự gì xảy ra rồi”.

Báo động: Lượng người tự tử chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông Bài học để đời cho những bệnh nhân được cấp cứu kịp thời tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Nằm cách đó một giường, cũng nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do sử dụng thuốc quá liều, em Nguyễn Hà L. sinh năm 2000, còn đang là học sinh THPT.

L. nhập viện sau khi uống 10 viên Paracetamon để tự tử do bị áp lực nặng nề trong học tập và gia đình.

L. nói: “Em lúc đấy không nghĩ được gì khác, chỉ muốn quên hết mọi thứ và lựa chọn cái chết mong được giải thoát”.

May mắn được được gia đình phát hiện và đưa vào cứu chữa kịp thời, L. chia sẻ em thật sự hối hận về hành động này và gửi lời xin lỗi tới người mẹ đang kề cận chăm sóc mình không rời.

Ths. BS Nguyên cho biết thêm: “Sau khi trở lại với cuộc sống, đa phần bệnh nhân đều không có ý định tự tử nữa, chỉ một số ít trường hợp vẫn còn cái gốc chưa chữa trị được mới có ý định tự tử”.

Gia đình cần phải cực kỳ sát sao với những dấu hiệu đáng lo ngại như ngủ muộn hơn thông thường, dậy muộn nhưng chốt cửa bên trong, nôn mửa không rõ nguyên nhân, kiểm tra các loại thuốc, hóa chất xung quanh, mua các loại thuốc độc mà gia đình không thường sử dụng, viết thư tay để lại...

Nhằm giảm thiểu số ca tử vong do tự tử, điều cần thiết nhất vào lúc này là việc điều trị tâm lý, cần phải kiểm tra, đánh giá sức khỏe tâm thần ngay khi cảm thấy gặp nhiều áp lực trong cuộc sống và thăm khám điều trị về thể chất khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh tật.

Theo VTC

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!