Bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hầu hết các bậc cha mẹ không biết rằng nhiễm khuẩn tai giữa, còn gọi là viêm tai giữa là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Và đặc biệt là, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường hay tái phát khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Để giải đáp băn khoăn về vấn đề “bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại” thì mời các bạn đọc thông tin trong bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Hầu hết các bậc cha mẹ không biết rằng nhiễm khuẩn tai giữa, còn gọi là viêm tai giữa là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Và đặc biệt là, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường hay tái phát khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Để giải đáp băn khoăn về vấn đề “bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại” thì mời các bạn đọc thông tin trong bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại

1. Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữalà một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn phát triển trong tai gây ra hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên.

Thông thường, triệu chứng viêm tai giữa thể hiện thông qua việc bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức tai, khó chịu trong tai, mệt mỏi, ù tai, giảm thính lực... Trong trường hợp tai xuất hiện mủ và những mủ này không được xử lý thì có thể gây ra thủng màng nhĩ. Còn nếu bạn bị viêm tai giữa thanh dịch thì có nguy cơ cao sẽ bị xơ dính chuỗi xương con.

Bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Sức đề kháng non yếu dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh về mũi họng và viêm tai giữa.

- Chăm sóc trẻ không đúng cách: Mẹ để cho trẻ nằm hoặc đầu thấp hơn tim để bú khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm nhiễm.

- Trẻ tự ý ngoáy tai hay dùng vật nhọn, đút dị vật vào tai, khi tắm để nước vào tai.

- Ở trẻ em hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn nên dễ khiến nước hay dịch từ mũi họng chảy vào tai qua vòi nhĩ này.

- Trẻ bị viêm đường hô hấp trên như: cảm lạnh hay viêm amidan, VA, viêm họng không được khắc phục kịp thời khiến vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau.

- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá,...

3. Vì sao trẻ bị viêm tai giữa hay tái đi tái lại?

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, “lai nhai như tai mũi họng” quả không sai.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai, cho biết, bệnh này hay tái phát nếu không điều trị triệt để và tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính. Một điều đáng ngại nhất là viêm tai giữa mạn tính không những hay tái phát mà có thể gây biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của viêm tai giữa.

Ông cho biết thêm, việc trẻ bị viêm tai giữa tái phát có thể nguyên nhân do điều trị chưa dứt hẳn. Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay bị lặp lại nhiều lần, đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính. Bác sĩ Dũng cho biết, cách tốt nhất là bố mẹ phải cho trẻ đến tái khám đúng hẹn ở bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị cho cháu, để bác sĩ đánh giá xem tình trạng thực tế của bệnh để có thể điều trị bệnh dứt điểm.

Như vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân gây tái phát bệnh viêm tai giữa ở trẻ em được các bác sĩ nhận định là chủ yếu do vệ sinh đường hô hấp không tốt, hay mắc bệnh được hô hấp và các bệnh đường hô hấp này ở trẻ nhỏ không được điều trị dứt điểm nên bệnh dễ tái phát nhiều lần.

Bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại

4. Phòng tránh tái phát bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?

Khi trẻ đã mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh viêm tai giữa thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và tái khám định kỳ thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị giảm thị lực, chậm nói. Đối với những trẻ bị viêm tai giữa mạn tính, thì cần kiểm tra thính lực thường xuyên và cần chữa trị sớm khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.

Đẻ phòng tránh bệnh viêm tai giữa tái phát thì cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu nguy cơ như môi trường, yếu tố dị ứng, cần vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày sạch sẽ, cho trẻ bú sữa mẹ điều độ để tăng sức đề kháng. Thêm một lưu ý nữa là các bậc phụ huynh nên chú ý đến tư thế nằm ăn của trẻ, không đẻ trẻ nằm thấp đầu hơn tim để tránh sữa chảy vào tai gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Đặc biệt, khi trẻ nôn trớ bạn cũng không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì dễ gây viêm tai giữa cho trẻ. Khi gội đầu, không nên hạ thấp đầu để tránh nước chảy vào tai gây viêm tai giữa và viêm tai ngoài.

Việc chuẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cho trẻ nhỏ nhất định phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các bé. Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất kỳ nào của bệnh viêm tai giữa thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!