Bẻ cổ, lắc đầu kêu răng rắc có ảnh hưởng gì không?

Kiến Thức Y Học - 05/24/2024

Việc thừ hiện động tác bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc là thói quen hàng ngày của rất nhiều người khi bị mỏi cổ hoặc khi ngồi làm việc quá lâu bên máy tính. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bớt mỏi và rất dễ chịu sau khi thực hiện động tác này. Vậy thực hiện những động tác này có ảnh hưởng gì đến hệ xương khớp hay không? Dưới đây Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về vấn đề này.

Việc thừ hiện động tác bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc là thói quen hàng ngày của rất nhiều người khi bị mỏi cổ hoặc khi ngồi làm việc quá lâu bên máy tính. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bớt mỏi và rất dễ chịu sau khi thực hiện động tác này. Vậy thực hiện những động tác này có ảnh hưởng gì đến hệ xương khớp hay không? Dưới đây Lily & WeCaresẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về vấn đề này.

Bẻ cổ, lắc đầu kêu răng rắc có ảnh hưởng gì không?

Tại sao khi bẻ cổ, lắc đầu tại có tiếng kêu “lắc rắc”

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi chúng ta xoang cổ, các bao khớp sẽ bị giãn ra. Tình trạng này khiến cho lớp dịch khớp nằm trong bao khớp sản sinh các bong bóng khí. Chúng sẽ vỡ ra và tạo ra âm thanh lắc lắc khi áp lực hạ xuống dưới mức thấp nhất.

Ngoài ra tiếng kêu lắc rắc phát ra khi chúng tabẻ cổ hoặcxoay cổ còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cột sốt hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Ở những người mắc bệnh lý này. Lớp sụn nằm giữa hai đốt sống đã bị thoái hóa, ăn mòn. Chính vì vậy khi chúng ta lắc cổ hai đầu xương sẽ va chạm vào nhau và phát ra tiếng kêu, đồng thời gây đau vùng cổ gáy. Chính vì vậy bạn nên đặc biệt thận trong khi mỗi lần bẻ cổ đều thấy phát ra tiếng kêu “lắc rắc”.

Bẻ cổ, lắc đầu kêu răng rắc có ảnh hưởng gì không?

Bẻ cổ, lắc đầu kêu răng rắc có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu lắc rắc tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều mối nguy và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các căn bệnh về cơ xương khớp như:

Việc thực hiện động tác lắc cổ quá mạnh hoặc đột ngột có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở đốt sống cổ. Bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ trong một ngày không xa nếu không may rơi vào trường hợp này

Việc cốbẻ cổ kêu lắc rắc thường xuyên cũng có thể làm giãn dây chằng ở cổ. Điều này sẽ khiến cho hoạt động ở cổ bị yếu và bị đau nếu không được điều trị đúng cách.

Nguy hiểm hơn việc duy trì thói quen bẻ cổ, lắc đầutrong thời gian dài có thể khiến cho cột sống cồ bị tổn thương. Dần dần phát triển thành thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống hay bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Biện pháp phòng tránh khớp cổ kêu "lạo xạo", ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Bình thường khi cổ mệt mỏi sẽ xuất hiện những tiếng rêu lạo xạo, nhưng nếu tiếng kêu này được phát ra thường xuyên hơn, thì hãy nên thận trọng, bởi đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn bắt đầu bị thoái hóa đốt sống cổ.

Theo chuyên gia về xương khớp, đây là cách phòng tránh bệnh hiệu quả bạn nên chuẩn bị cho mình càng sớm càng tốt.

Tập thế dục nhiều hơn

Do công việc phải ngồi lâu trong thời gian dài, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, hãy ngừng tay và đứng dậy đi lại một chút. Trò chuyện với đồng nghiệp hoặc uống trà nước, ăn trái cây. Quãng nghỉ ngơi phù hợp này nên duy trì trong 1-2 tiếng/lần để đảm bảo rằng cơ thể được vận động.

Ngoài ra, bạn nên duy trì các bài tập thể dục thường xuyên, bài tập với vai, cổ, gáy để tăng khả năng linh hoạt cho phần cổ.

Rèn luyện hồi phục chức năng

Nếu một khi có các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở giai đoạn sớm, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và tham gia một số hoạt động rèn luyện hồi phục chức năng để cải thiện khối lượng cơ bắp.

Hãy giữ tỷ lệ cơ bắp xung quanh vùng cổ có sự cân bằng, làm giảm các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Bẻ cổ, lắc đầu kêu răng rắc có ảnh hưởng gì không?

Thay đổi trong lối sống

Nhiều người rơi vào tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xuất phát từ những thói quen thiếu lành mạnh. Ví dụ như tần suất sử dụng điện thoại di động không quá cao, sử dụng gối cao khi ngủ, ngồi nhiều trong một tư thế...

Để khắc phục điều này bạn nên chọn gối mềm, thấp hơn so với bình thường, thậm chí nên mua loại gối "có gối như không" để không làm cho cổ phải cong thêm trong một đêm dài.

Chăm sóc cổ đúng cách, đúng tư thế sẽ giúp cho cổ hồi phục lại trạng thái tự nhiên ban đầu.

Xoa bóp, mát xa

Đối với các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ở mức nhẹ, thông thường bạn nên nghĩ đến các giải pháp xoa bóp mát xa trị liệu khoảng 1-2 tuần/lần lại cơ sở có chuyên môn hoặc những người hành nghề có kinh nghiệm.

Lưu ý rằng, xoa bóp vùng cổ có thể mang lại tác dụng khá tốt trong việc giảm đau. Nhưng nếu cổ thường xuyên bị mỏi, đau hoặc cứng, khó xoay chuyển trong thời gian dài thì bạn nên đi kiểm tra y tế. Bệnh này dù chữa khỏi rồi cũng sẽ có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy hãy thường xuyên quan tâm chăm sóc đúng cách.

Xem thêm:

  • 8 bài tập đơn giản trị thoái hóa đốt sống cổ
  • Bí quyết chặn đứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!