Bệnh chàm là một căn bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cái nhìn thẩm mỹ của người đối diện mặc dù không gây nguy hiểm cho cơ thể. Cho đến hiện nay, vẫn chưa ghi nhận và chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy có trường hợp bị lây nhiễm hoặc lây truyền bệnh chàm.
Bệnh chàm và các yếu tố gây bệnh
Để biết được bệnh chàm có lây không thì bạn cần phải biết được các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh chàm.
Do cơ địa của từng người
Hầu hết những người bị mắc chứng rối loạn chức năng cơ thể như rối loạn hệ bài tiết, rối loạn thần kinh, rối loạn đường tiêu hóa... thì đều có tỉ lệ mắc bệnh chàm khá cao.
Do nguyên nhân dị nguyên
Dị nguyên được hiểu như là các yếu tố tác động từ bên ngoài như sự thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, dị ứng động vật hay động vậy, dị ứng thức ăn... và tất cả những yếu tố dị nguyên này đều có thể gây ra khả năng xuất hiện chàm.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường có các chất hóa học độc hại như thuốc nhuộm, sơn xe, phân bón hóa học... cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh chàm và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Do sức đề kháng cơ thể yếu
Sức khỏe yếu là yếu tố khiến bạn mắc đủ các thứ loại bệnh chứ không riêng gì bệnh chàm. Sức đề kháng suy giảm sẽ làm giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây bệnh ngoài da.
Như vậy, nếu ai hỏi bạn “Bệnh chàm có lây không?” thì bạn cứ yên tâm và chắc chắn trả lời là “Không có bất cứ lí do nào hay nguyên nhân nào khiến bệnh chàm có thể lây lan!” hay đơn giản là “Không lây!”.
Tìm hiểu về các thể loại của bệnh chàm
1. Theo thương tổn
- Chàm đỏ: Loại chàm này khiến vùng da bị nhiễm trở nên màu đỏ sẫm như là xuất huyết.
- Chàm dạng bọng nước
2. Theo căn nguyên
- Chàm thể tạng: Khoảng 70% người mắc chàm thể tạng đều có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có người mắc viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng, hen phế quản...
- Chàm vi trùng: Xuất hiện do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, nhọt, hăm kẽ, chốc mép, viêm quanh móng, các ổ nhiễm trùng da... hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm thận...
- Chàm tiếp xúc: Gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích từ môi trường tiếp xúc với da.
- Chàm da mỡ: Đây là một dạng chàm hay gặp nhất và thường xuất hiện ở những người có da nhờn.
- Chàm tổ đỉa: Là một viêm da dạng chàm mạn tính và dễ tái phát, trong đó các mụn nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân... gây ngứa.
Phương pháp phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả
Nếu bạn muốn bệnh chàm rời xa khỏi cơ thể mình thì hãy áp dụng những phương pháp sau đây một cách nghiêm ngặt.
Lĩnh vực ăn uống
- Uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Ăn những thức ăn giàu vitamin và dưỡng chất.
- Không nên ăn những dạng thực phẩm có tính chất tanh dễ gây dị ứng như cá, da gà, sữa tươi...
- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá... và thậm chí kể cả nước ngọt cũng nên kiêng. Đồng thời không ăn quá nhiều các loại đồ ăn có gia vị cay như ớt, hạt tiêu...
- Các loại trà thanh nhiệt xuất phát từ thiên nhiên như atiso, trà xanh... có tác dụng rất tốt trong việc điều trị khi bị bệnh viêm da.
Người mắc bệnh chàm cần bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?
Biện pháp phòng tránh các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Bệnh viện Da liễu Trung ương trị mụn tốt không?
Tác dụng tuyệt vời của lá dâu da xoan trị bệnh da liễu
Lĩnh vực tinh thần
Vì bệnh chàm không có khả năng lây truyền cho người khác nên người nhà cần tạo cho người bệnh một không khí sinh hoạt thoải mái và yên tâm tiếp xúc với người bị bệnh.
Lĩnh vực sức khỏe
- Khi đi ra ngoài đường cần bịp khẩu trang chống bụi bẩn.
- Chú ý thời tiết để điều chỉnh cách ăn mặc phù hợp.
- Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, chống chọi bệnh tật.
- Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ và không dùng nguồn nước nhiễm bẩn trong sinh hoạt và ăn uống.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày. Nên sử dụng những loại xà phòng không gây khô da, các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da... để duy trì độ ẩm cho da.
Lĩnh vực thuốc
Nếu bạn muốn dùng thuốc để chữa bệnh chàm thì nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết. Điều trị bệnh chàm sớm sẽ giúp người bệnh ngăn chặn những tác động tiêu cực tới tâm lý và thẩm mỹ.
Bệnh chàm có lây không? Qua bài viết này thì chắc hẳn bạn đã biết bệnh chàm không có khả năng lây lan hoặc lây truyền rồi. Tuy nhiên bởi vì là căn bệnh phổ biến và gây mất thẩm mỹ cao nên mọi người nên tránh để không mắc phải bệnh chàm.
Xem thêm:
- Bệnh chàm dễ kéo theo nhiều bệnh mạn tính khác
- Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!