Bệnh chàm khô là bệnh ngoài da phổ biến, thường xuất hiện vào mùa lạnh. Bệnh gây nên tình trạng da khô, bong tróc nhiều, nứt nẻ, gây ngứa da và đau rát. Bệnh có thể xuất hiện ở ngón tay, kẽ tay hoặc vùng mặt,... Nếu càng gãi lại càng tạo cảm giác ngứa, có khi gây nên tình trạng bội nhiễm hay nhiễm trùng. Vậy bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Vị trí bệnh chàm khô thường xuất hiện là gì?
Bệnh chàm khô là căn bệnh ngoài da khá phổ biến và nó có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể khác nhau như:
Xuất hiện các vết chàm ở mặt
Trên ngón tay và kẽ tay
Có thể ở chân, mu bàn chân hay ngón chân
Bệnh này cũng thường xuất hiện ở nang lông
Bệnh chàm khô do đâu
Những người mắc bệnh chàm khô thường là người bị rối loạn nội tiết tố và rối loạn thần kinh hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Người có tiền sử mắc một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn.
Người bị dị ứng với một số thức ăn lạ hoặc tiếp xúc với một số loại hóa chất dễ gây nên dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa hay hóa chất.
Do yếu tố di truyền, nếu như trong gia đình có người mắc bệnh thì con sinh ra rất dễ mắc phải.
Triệu chứng của bệnh chàm khô
1. Triệu chứng nhận biết bệnh chàm theo từng dạng
Bệnh chàm khô thường được chia thành 3 dạng phổ biến là chàm đỏ, chàm sẩn, chàm bọng nước.... Mỗi dạng có những triệu chứng khác nhau như:
Bệnh chàm đỏ: Bạn thường gặp phải một số biểu hiện bên ngoài da, điển hình là da thường nổi đỏ, khi quan sát kĩ bạn sẽ thấy giống với bệnh xuất huyết, tuy nhiên còn kèm theo một số triệu chứng khác như đau rát vùng da bị bệnh, ngứa.
Bệnh chàm có sẩn: Bạn sẽ thấy vùng da bị bệnh nổi sẩn, tập trung thành từng đám giống như rôm sẩy.
Bệnh chàm mọng nước với triệu chứng các mụn nước xuất hiện, ban đầu chỉ có vài mụn, tuy nhiên sau đó sẽ nổi lên nhiều, có thể gom lại thành những mụn nước lớn, mụn vỡ ra có thể gây chảy nước vàng và kèm theo tình trạng đau rát ở da.
2. Triệu chứng chung của bệnh chàm thường gặp
Để biết được bạn có mắc bệnh chàm khô hay không, bạn có thể tham khảo thêm một số triệu chứng điển hình
mà bệnh gây nên trên da như:
Triệu chứng ngứa, phù nổi: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi bạn mắc phải bệnh chàm, ngứa gãi sẽ làm cho vùng da bị tổn thương hơn và gây nổi phù.
Mụn nước nổi lên: Sau khi gặp những tình trạng nổi phù, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện mụn nước, các mụn này có thể nổi lên 2 – 3 ngày và có thể vỡ do những tác động hoặc vợ một cách tự nhiên. Khi bị vỡ ra sẽ tạo nên một mảng chàm trên da, chuyển vàng. Ở giai đoạn này dễ xảy ra bội nhiễm gây viêm loét khó chịu.
Do bị bong tróc: Sau khi da khô sẽ hình thành các lớp da bong tróc, lớp da non mới tái tạo sẽ tự bong vảy trắng, làm da sần sùi và khô ráp. Tuy nhiên nếu như mụn nước không xuất hiện trở lại, vùng da này sẽ được khôi phục bình thường, ít để lại sẹo nếu không gặp tình trạng bội nhiễm, bởi đây chỉ là tổn thương ở lớp thượng bì.
Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Bệnh chàm khô là bệnh khá phổ biến, có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những bệnh chàm khác.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, vẻ thẩm mỹ của người bệnh. Nếu bệnh không được chú trọng điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:
Vùng da bị chàm khô sẽ gây mẩn ngứa, làm người bệnh khó chịu và mất tập trung trong công việc. Điều này nếu để lâu sẽ dẫn tới chất lượng công việc giảm sút.
Cũng có thể gây nên tình trạng mất ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh gây ngứa, khiến người mắc phải gãi nhiều, có thể gây nên những vết loét trên da, lây lan tới các vùng da khác, nhiễm trùng và khiến bệnh nặng hơn. Càng để lâu càng khó để chữa trị.
Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết
Mách bạn cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả
Bà bầu bị ngứa toàn thân phải uống thuốc gì?
10 căn bệnh ngoài da nguy hiểm tuyệt đối không được xem nhẹ
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bệnh gì?
Phòng ngừa bệnh chàm khô
Để phòng ngừa bệnh chàm khô bạn không nên tắm quá lâu, tắm bằng nước quá nóng, chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải.
Sau khi tắm xong, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm.
Hạn chế việc tiếp xúc với xà phòng có chứa nhiều chất hóa học, nước hoa hoặc chất tẩy rửa, đồ trang sức.
Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng và dị ứng da.
Nên mặc những bộ quần áo rộng, thoải mái, không mặc đồ bằng vải len, sợi tổng hợp.
Khi tiếp xúc với hóa chất do tính chất của công việc, nên đeo găng tay và mặc quần áo bảo hộ.
Nên tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền để có thể giảm bớt sự căng thẳng bởi đây là yếu tố kích thích bệnh chàm.
Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm khô. Nếu như gặp bất kì triệu chứng nào của bệnh hãy tới khám ở cơ sở uy tín để kịp thời chữa trị, tránh để bệnh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần,... Ngoài ra cần chú ý phòng tránh bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Bật mí trị chàm khô bằng dầu dừa
- Mẹ cần lưu ý điều này nếu muốn dùng sữa tắm cho trẻ bị chàm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!