Bệnh gout có di truyền không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Bệnh gout hay còn được gọi là bị thống phong, là một dạng viêm khớp vô cùng đau đớn. Nó được hình thành do sự tích tụ acid uric quá nhiều và lâu dần sẽ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Ngoài các yếu tố khách quan như: điều kiện sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt... thì rất nhiều người có thắc mắc “bệnh gout có di truyền không?”. Lily & WeCare sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Bệnh gout hay còn được gọi là bị thống phong, là một dạng viêm khớp vô cùng đau đớn. Nó được hình thành do sự tích tụ acid uric quá nhiều và lâu dần sẽ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Ngoài các yếu tố khách quan như: điều kiện sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt... thì rất nhiều người có thắc mắc “bệnh gout có di truyền không?”. Lily & WeCare sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Bệnh gout có di truyền không?

Những biến chứng nguy hiểm từ gout

Thông thường, trong cơ thể của chúng ta sẽ tự động hòa tan acid uric trong máy và sau đó bài tiết qua thận và sẽ được đưa ra ngoài theo đường tiểu. Thế nhưng, nếu ta ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin thì sẽ khiến lượng acid uric trong máu tăng nhanh, thận không thể bài tiết được hết. Lâu dần, các acid uric tích lũy, lắng đọng nhiều sẽ gây ra bệnh gout.

Khi bị bệnh, các khớp xương sẽ bị nóng đỏ, sưng tấy và đau nhức, người bệnh vì thế khó cử động được khớp của mình. Những khớp thường bị tổn thương nhất là mắt cá chân, ngón chân cái, khớp tay... Cơn đau do gout mang lại có thể xuất hiện đột ngột giữa đêm khiến người bệnh không ngủ được.

Bệnh gout có di truyền không?

Việc điều trị bệnh gout hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do thuốc đặc trị bệnh hay có tác dụng phụ. Chính vì thế, khi bị gout mà không điều trị sớm sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm như:

Bị tổn thương xương khớp

Khi không điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp biến chứng nguy hiểm như tổn thương xương khớp và có thể sẽ bị hủy hoại khớp, bị tổn thương đầu xương, có thể dẫn tới tàn phế. Khi các hạt tophi trong khớp bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong và gây ra nhiễm khuẩn đường huyết, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Bị tổn thương thận

Ngoài bị tổn thương xương khớp, bệnh gout còn làm tổn thương thận, chủ yếu là gây ra viêm khe thận, viêm cầu thận. Nguyên nhân là bởi nồng độ acid uric trong máu khi tăng cao sẽ được đào thải qua thận rồi chuyển sang nước tiểu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng ở thận, gây ra sỏi thận.

- Ngoài ra, bệnh gout còn khiến bệnh nhân đối diện với những nguy cơ bệnh tật khác như: thận ứ nước, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến... Nó cũng có thể bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn... từ đó dẫn đến điều trị sai, khiến người bệnh dễ bị biến chứng thành lao, gãy xương, loãng xương, đái tháo đường...

Vậy bệnh gout có di truyền không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 3 nhóm bệnh gout thường gặp:

Bệnh gout bẩm sinh

Bệnh do thiếu enzym HGPRT mà ra. Do thiếu enzym này nên nồng độ acid uric trong máu người bệnh tăng cao ngay từ nhỏ. Đây là thể bệnh nặng nhưng lại rất hiếm gặp.

Bệnh gout nguyên phát và liên quan đến yếu tố di truyền (hay gọi là cơ địa)

Quá trình tổng hợp chất purin nội sinh tăng mạnh nên gây tăng acid uric máu. Nếu nói người bị gout này có cơ địa thì nghĩa là người đó có khả năng sản sinh, kết tủa chất acid uric trong máu nhiều hơn người khác dù có cùng điều kiện sống như nhau.

Khi xác định xem ai đó có cơ địa tăng acid uric trong máu hay không thì có thể dựa vào các yếu tố như: người bị tăng acid uric trong máu hoặc bị gout mà không rõ nguyên nhân, người béo phì, thừa cân và đặc biệt là những người trong gia đình có tiền sử bị mắc bệnh gout. Như vậy, bệnh gout có di truyền.

Bị bệnh gout thứ phát

Do nồng độ chất acid uric máu tăng cao, kéo dài thứ phát bởi những bệnh lý khác nhau: tăng thoái giáng purin nội sinh nên gây ra các bệnh như: bạch cầu mạn thể tủy, đa hồng cậu, sarcom hạch, bệnh Hodgkin, đa u tủy xương; do giảm thải acid uric qua thận.

Bệnh gout có di truyền không?

Làm sao để phòng tránh bị gout?

Để phòng tránh được bệnh gout, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

- Hạn chế ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa nhều purin như: cá, thịt, rượu, bia, lục phủ ngũ tạng của động vật, thức ăn gây toan máu...

- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm gây kiếm hóa máu: rau xanh, các thức uống có kiềm.

- Hạn chế dùng các thuốc gây ức chế bài tiết, gây tăng tái hấp thụ chất acid uric ở phần ống thận.

- Giữ ấm toàn thân, đi tất và găng tay đủ ấm khi trời lạnh.

- Giữ cân nặng ổn định (với người châu Á, BMI từ 18 – 23,5 được coi là ổn định). Nếu bị thừa cân, tăng cân đột ngột thì cần phải tập thể dục, giảm cân.

Hy vọng với bài viết trên, độc giả đã phần nào giải đáp được thắc mắc “bệnh gout có di truyền không?”. Lưu ý, khi điều trị bệnh gout, người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để giúp thay đổi cơ địa, hạn chế khả năng tăng và kết tủa chất acid uric trong máu.

Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout

Xét nghiệm tại nhà Xander

Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bệnh gout có di truyền không?

Chi phí xét nghiệm

Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!