Bệnh gout là một dạng viêm khớp khiến cho các khớp bị viêm và sưng lên. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức dữ dội, gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị bệnh gout. Trong đó, có nhiều người thắc mắc bệnh gout có nên ăn lạc không? Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu vấn đề này.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout hay còn được biết đến là căn bệnh thống phong, theo tiếng Anh là “gout”, tiếng Pháp là “goutte” – là một căn bệnh gây nên tình trạng viêm khớp thường gặp ở nam giới nhiều hơn là nữ giới.Bệnh gout phần lớn được phát hiện xảy ra chủ yếu ở những nam giới bước vào độ tuổi trung niên có tình trạng nghiện thuốc lá, hay uống rượu – bia và các chất kích thích và những người bị thừa cân – béo phì.
Sự rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout. Nồng độ Acid Uric trong máu tăng dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối Urat, tạo thành các tinh thể sắc nhọn đâm vào các khớp xương gây nên chứng viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout rất dễ nhận biết là khớp bị sưng tấy, nóng, đỏ và đau dữ dội.
Ở giai đoạn muộn, xung quanh các khớp xương sẽ xuất hiện các cục u nổi lên gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt và thẩm mĩ, thậm chí có khả năng cao bị biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.
Hầu hết các yếu tố có khả năng cao gây nên bệnh goutđược kể đến như:
- Tiền sử gia đình – yếu tố di truyền.
- Người mắc các bệnh liên quan đến cân nặng và điển hình là thừa cân.
- Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa purin trong máu.
- Người nghiện rượu, bia, thuốc lá.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc gây nên như thuốc lợi tiểu, thuốc có thành phần Aspirin.
Bệnh có khả năng diễn biến âm thầm nên không thể chắc chắn đã được điều trị khỏi hoàn toàn và dứt điểm hay chưa. Vì vậy mà đối với bệnh nhân gout thì không nên chủ quan mà luôn cần phải theo dõi tình trạng bệnh của mình để có thể ứng phó kịp thời nếu bệnh tái phát.
Bệnh gout có nên ăn lạc?
Phải nói rằng lạc là một loại thực phẩm rất dân dã, ngon miệng và quen thuộc với tất cả mọi người dân Việt Nam. Hơn nữa, lạc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho những người bị chứng suy nhược đang cần bồi bổ cơ thể, giúp tóc và da chắc khỏe...
Lạc chứa một nguồn protein, carbohydrates và chất xơ khá dồi dào. Lạc cũng chứa hàm lượng cao Omega 3 rất tốt cho sức khỏe, cung cấp Vitamin E, khoáng chất, mangan, tinh dầu tự nhiên...
Tuy nhiên, mặc dù lạc tốt như vậy nhưng không phải ai ăn cũng được, đặc biệt là đối với người bị bệnh gout thì càng không được ăn lạc. Lý do là vì:
- Lạc là loại thực phẩm cực kỳ giàu protein, carbohydrates và chất béo.
- Như đã nói ở trên, sự rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout. Chế độ ăn uống giàu chất béo, giàu protein và carbohydrates sẽ khiến quá trình đào thải nồng độ Acid Uric giảm đi.
Kết hợp 2 lý do trên, người bị bệnh gout mà ăn lạc sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó xử lý hơn. Kể cả ngoài bệnh gout ra, đối với những người bị mỡ máu, tiểu đường, loét dạ dày... cũng nên nên hạn chế ăn lạc để tránh tình trạng bệnh biến chuyển theo hướng xấu hơn.
Chế độ ăn cho người bệnh gout
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh gout đạt hiệu quả. Vì vậy mà người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn như sau:
1. Đồ nên ăn
- Uống đủ nước từ 2 – 2.5lít/ngày, đồng thời bổ sung thật nhiều rau xanh trong chế độ ăn.
- Những loại thực phẩm như sữa, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai...) có thể được sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường.
- Người bệnh có thể ăn nhiều rau củ thay thế thuộc nhóm có ít purin như các loại cà, các loại dưa, súp lơ xanh...
2. Đồ hạn chế ăn
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều Acid Uric như thịt đỏ, cá biển, nội tạng động vật và các thực phẩm có vị quá chua.
- Đặc biệt tuyệt đối cấm các loại thực phẩm họ nhà đỗ - đậu như lạc, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh... vì là nhóm thực vật giàu đạm khiếnbệnh goutphát triển nhanh hơn.
- Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè... vì nó làm giảm khả năng bài tiết nồng độ Axit Uric, và tăng hàm lượng Lactat máu.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn đông lạnh.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có cacao, chocolate.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như các loại măng, nấm, giá... vì chúng khiến gia tăng tốc độ tổng hợp Acid Uric trong cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý để tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “bệnh gout có nên ăn lạc?” rồi phải không. Người bị bệnh gout tuyệt đối không nên ăn lạc, mà thay vào đó có thể ăn các loại thực phẩm khác chứa ít purin để giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout đạt hiệu quả hơn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout
Xét nghiệm tại nhà Xander
Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm
Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!