Bệnh lao ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Bệnh lao đang ngày càng tăng lên và thường gặp nhất là trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, số lượng trẻ bị mắc lao chiếm 10 đến 15% tổng số ca nhiễm lao. Trẻ có thể mắc tất cả các thể lao như: Lao sơ nhiễm, lao cấp tính, lao hô hấp, lao phổi,..Do cơ thể còn yếu và chưa hoàn thiện nên việc điều trị lao ở trẻ sơ sinh gặp khá nhiều khó khăn, rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lao đang ngày càng tăng lên và thường gặp nhất là trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, số lượng trẻ bị mắc lao chiếm 10 đến 15% tổng số ca nhiễm lao. Trẻ có thể mắc tất cả các thể lao như: Lao sơ nhiễm, lao cấp tính, lao hô hấp, lao phổi,..Do cơ thể còn yếu và chưa hoàn thiện nên việc điều trị lao ở trẻ sơ sinh gặp khá nhiều khó khăn, rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lao và các biểu hiện

Bệnh lao hay còn gọi là TB, do vi khuẩn lao gây nên, chúng lây nhiễm trực tiếp và thông qua các hạch bạch huyết, mạch máu đi đến bất kì bộ phận nào trên cơ thể, điển hình nhất là phổi.

Lao thường có thời gian ủ bệnh khá lâu nên trong thời gian này bệnh nhân không có bất kì biểu hiện gì khác thường và bệnh cũng không lây lan. Qua thời gian ủ bệnh, bắt đầu giai đoạn phát triển với các triệu chứng xuất hiện bao gồm:

  • Ho kéo dài, ít nhất là 3 tuần hoặc hơn.

  • Ho kèm theo đờm, thậm chí ho ra máu.

  • Trẻ bị sốt, đổ mồ hôi đêm.

  • Kém ăn, không chịu bú mẹ.

  • Thể trạng của trẻ yếu ớt, cân nặng giảm, quấy khóc liên tục.

  • Đôi khi trẻ sẽ khó thở.

Việc phát hiện lao ở trẻ sơ sinh là rất khó vì dễ nhầm sang các bệnh lý khác, vì vậy khi thấy trẻ có các biểu hiện trên bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám và kịp thời có biện pháp.

Bệnh lao ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Nguyên nhân gây ra bệnh lao ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc các dạng bệnh lao nhất, bởi các nguyên nhân sau:

  • Cơ thể trẻ vẫn còn non nớt, chưa thích nghi kịp thời với những thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể mẹ.

  • Do quá trình chăm sóc trẻ chưa hợp lý.

  • Trẻ bị tiếp xúc với mầm bệnh từ những người xung quanh.

  • Trẻ mắc một số bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch.

Các dạng bệnh lao thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trong các loại lao thì trẻ sơ sinh gặp như hầu hết tất cả, tuy nhiên biểu hiện của chúng khó phân biệt, do đó để biết chính xác trẻ đang mắc lao gì thì phải có sự kiểm tra và khám từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại lao trẻ sơ sinh hay mắc phải là:

  • Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu: đây là loại thường gặp nhiều nhất với các biểu hiện như: cảm cúm, nóng sốt, bỏ bú.

  • Lao cấp tính: dạng này thường nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề.

  • Lao màng não: với các triệu chứng như sốt nhẹ, bỏ bú, ói mửa, đôi khi co giật,...

  • Lao kê hay là lao cấp ở phổi, trẻ sẽ sốt cao, tiêu chảy, nôn,...

  • Lao đường hô hấp: triệu chứng thường thấy là ho kéo dài, sốt nhẹ, không bú mẹ.

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh mắc lao

Lao không quá nguy hiểm nếu bố mẹ kịp thời có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hợp lý. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ thể trẻ.

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn.

  • Ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể như: phổi, não,tim,..

  • Trẻ chậm phát triển, bị suy dinh dưỡng, còi cọc.

  • Gây tác động đến hệ thần kinh và có thể để lại di chứng sau này.

  • Bệnh có thể kéo dài về sau và trở thành mãn tính.

  • Nhiều trường hợp gây tử vong do không phát hiện kịp thời.

Bệnh lao ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Cách phòng tránh lao cho trẻ sơ sinh

Biện pháp hữu hiệu nhất để không bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm do bệnh lao thì cần có kế hoạch phòng tránh bệnh cho trẻ như:

  • Hạn chế và không nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn bệnh như: môi trường đang có dịch bệnh, người mắc bệnh,...

  • Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách để trẻ ăn nhiều và ngủ đều đặn.

  • Không nên cho trẻ ra ngoài vào những lúc gió lạnh hay mưa ẩm ướt.

  • Mặc ấm cho trẻ, nhưng quần áo nên thoáng và rộng.

  • Không tắm quá lâu và cho trẻ ngâm mình trong nước.

  • Khi có bất kì biểu hiện gì cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để khám và chẩn đoán bệnh.

  • Không tự ý dùng thuốc khi trẻ bị bệnh.

  • Tạo môi trường thoáng và sạch sẽ cho trẻ.

Như vậy, bệnh lao ở trẻ sơ sinh thường rất hay mắc phải vì vậy bố mẹ nên có kế hoạch phòng tránh bệnh cho trẻ, nhất là khi thời tiết giao mùa, có thể trẻ không kịp thích nghi sẽ tạo điều kiện cho bệnh tấn công.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!