Trên thế giới, số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi ngày càng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và môi trường sống. Tại Việt Nam, bệnh khá phổ biến và trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Vậy bệnh lao phổi có lây hay không? Và cách để phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Lily & WeCare sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Những điều cần biết về bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao (tên khoa học: Mycobacterium tuberculosis) tấn công vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường hay gặp nhất là ở phổi. Bệnh lao phổi không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh là ở những người bị bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
Khi không may bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện như: ho khạc kéo dài trên 2 tuần (ban đầu chỉ ho khan nhưng sau đó sẽ có đờm và đờm có dính vài tia máu); bị giám cân, cảm giác mệt mỏi toàn than, ăn không ngon, sụt cân trong những tháng đầu; bệnh nhân cũng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, bị sốt nhẹ về chiều và đau ngực, bị ho ra máu; người bỗng dưng cảm thấy những cơn lạnh run. Ở thời gian đầu, bệnh có biểu hiện không rõ ràng, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Đến khi phát hiện ra thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn.
Bệnh lao phổi có dễ lây hay không?
Trên thực tế, bệnh lao phổi dễ lây nhưng không phải là không có cách phòng tránh. Khi người bệnh lao phổi bị ho hoặc hắt hơi, khạc nhổ thì vô tình họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí. Những vi khuẩn lao từ những hạt nước bọt li ti, trong những hạt bụi nhỏ sẽ lan truyền nhanh chóng và dễ dàng bị hút vào phổi, đi tới các phế nang và có thể gây ra bệnh từ phổi. Sau đó, vi khuẩn sẽ theo tuần hoàn máu, bạch huyết để đi đến những cơ quan nội tạng khác và gây ra bệnh ở những cơ quan đó.
Phần đa người hít phải những vi khuẩn lao phổi đều bị nhiễm lao. Nếu như người hít phải vi khuẩn có cơ thể khỏe mạnh, đủ sức để chiến đấu chống lại vi khuẩn thì sẽ ngăn chúng không sinh sản và hoạt động. Thế nhưng, vi khuẩn vẫn sống trong cơ thể và chờ có điều kiện thuận lợi là bùng phát.
Người bị bệnh lao phổi không có triệu chứng gì rõ ràng, không bị lây lan nhưng do lý do nào đó mà khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể trở nên suy yếu, vi khuẩn lao sẽ hoạt động mạnh và gây ra bệnh lao thực sự. Với những người có hệ miễn dịch bị suy giảm (bệnh nhân HIV, bị suy dinh dưỡng, bị tiểu đường, người dùng thuốc trị ung thư...), trẻ sơ sinh chưa đầy cữ, phụ nữ mới sinh, người nghiện thuốc lá... thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm lao nhiều hơn, trở thành đối tượng mắc lao phổi cao hơn so với những người khác.
Khi ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ có các triệu chứng như sốt, ho, ra mồ hôi về đêm, sụt cân... ở mức độ nhẹ nên nhiều người chủ quan, không đi khám sức khỏe. Do đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng phát tán vi khuẩn ra ngoài không khí mà chính bản thân cũng không nhận thức được mức độ nguy hại, trở thành nguồn lây bệnh cho cộng đồng. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ lây truyền và nó sẽ kéo dài cho đến khi người bệnh được dùng thuốc chống lao từ 2 tuần – 1 tháng. Biên pháp dự phòng quan trọng nhất lúc này là cắt đứt được nguồn lây nhiễm, tức phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có vi khuẩn lao và chữa cho họ.
Làm sao để phòng chống lao phổi hiệu quả?
Để phòng chống lao phổi hiệu quả, bản thân chúng ta phải chú ý đến sức khỏe của chính mình. Khi nghi ngờ bản thân có bệnh lao thì nên đi khám bác sĩ ngay để có những biện pháp điều trị phù hợp. Nếu như phát hiện ra người thân hoặc chính mình có những triệu chứng bị lao, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và người thân trong gia đình như:
- Tiệt trùng chăn màn, ga gối, vật dụng cá nhân của bệnh nhân bằng cách nhúng trong nước sôi hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn.
- Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở của những bệnh nhân thật sạch sẽ, không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung vật dụng cá nhân với những người khác để tránh vi khuẩn không lây lan rộng hơn.
- Cai rượu bia và thuốc lá để các biện pháp phòng chống lao phổi phát huy được hiệu quả hơn.
- Hãy mang khẩu trang khi sinh hoạt chung với gia đình, ở những nơi công cộng. Đặc biệt, không dùng chung bát đũa, vật dụng cá nhân với những người khác để tránh bệnh lây lan nhanh hơn.
Với những thông tin trên, Lily & WeCare hi vọng đã giúp được độc giả giải đáp được thắc mắc bệnh lao phổi có lây hay không. Hãy bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh mình bằng những việc làm đơn giản nhất, tránh để bệnh lây lan nhanh hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!