Bệnh lao phổingày càng phổ biến và hiện nay bệnh cũng đã được chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ của y khoa hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cặn kẽ bệnh lao phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng biện như thế nào? Hiểu được vấn đề này, Lily & WeCare xin cung cấp một số thông tin qua bài viết sau.
Bệnh lao phổi là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh lao phổi?
Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong các thể lao. Nhưng trong khoảng một phần ba các trường hợp mắc bệnh lao cũng có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể, ví dụ như lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao khớp, lao thận, lao phúc mạc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao phổi nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis), vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng, khi ăn uống những thực phẩm không đảm bảo. Đặc biệt, khi người đã bị nhiễm HIV/AIDS thì có nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn, bởi hệ miễn dịch của cơ thể lúc này rất kém dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh.
Triệu chứng biểu hiện ban đầu của bệnh lao phổi
Ho
Ho là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi... Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần mà đã dùng thuốc kháng sinh vẫn không giảm ho thì phải nghĩ đến do lao phổi.
Khạc đờm
Khi phổi phế quản bị tổn thương sẽ kích thích tăng xuất tiết nhiều hơn dẫn đến tình trạng bệnh nhân thường hay khạc đờm. Nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không thuyên giảm thì bạn phải nghĩ đến do lao phổi.
Sốt, ra mồ hôi
Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng như sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều. Khi bạn bị lao phổi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể hay ra mồ hôi, đó là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là đổ mồ hôi trộm.
Đau ngực, khó thở
Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi, bởi vì bệnh nhân thường ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương nặng thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
Ho ra máu
Triệu chứng ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người bị bệnh lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu có thể từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).
Chán ăn, mệt mỏi
Chán ăn, mệt mỏi là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống.
Tụt cân nhanh chóng
Gầy, sụt cân bất thường trong khi cơ thể hoàn toàn không xuất hiện các dấu hiện bệnh như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS. Mà thay vào đó là các biểu hiện như ho, khạc có đờm, ho ra máu thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm chính xác nhất.
Cách điều trị bệnh lao phổi
Hiện nay, đã có thuốc chữa trị bệnh lao nhưng với bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh lao ví dụ như Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin.
Điều trị bệnh lao phổi đòi hỏi bạn phải sử dụng một lúc nhiều thứ thuốc đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn và tránh hiện tượng nhờn thuốc. Nằm ở nhà nghỉ ngơi cũng là một trong những cách giúp bạn mau chóng hồi phục, ngoài ra nó còn giúp tránh lây lan cho người khác.
Sau khi được điều trị, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Đến khi bác sĩ bảo đảm bạn đã khỏi hoàn thoàn thì có thể làm việc lại được.
Trên đây là một số thông tin hữu íchLily & WeCare muốn cung cấp đến cho các bạn đọc, hi vọng các bạn đã nhận biết được dấu hiệu lao phổi thường gặp, cách điều trị bệnh lao phổi. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán sớm nhất. Không nên tự mua thuốc điều trị, tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng và có nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!