Theo các nghiên cứu khoa học thì đối với bệnh thấp khớp, bên cạnh dùng thuốc điều trị thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sẽ góp phần đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Sau đây, Lily & WeCare sẽ mách bạn một số loại thực phẩm mà người bị bệnh thấp khớp nên tránh để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý.
1. Thấp khớp là bệnh gì?
Thấp khớp là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ bắp, xương, khớp và đôi khi được coi là bệnh viêm thấp khớp.
Phần lớn, người ta dùng từ “thấp khớp” để đề cập đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số quốc gia dùng từ “thấp khớp” để miêu tả hội chứng đau cơ xơ hóa. Thấp khớp có 2 dạng:
Thấp khớp liên quan tới khớp: những tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, Gút, viêm đốt sống, v.v.;
Thấp khớp không liên quan đến khớp: tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thấp khớp
Khớp bị cứng, thường tệ hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động. Tình trạng này có thể kéo dài 1-2 giờ (hoặc thậm chí cả ngày);
Khớp yếu, ấm lên và sưng;
Biến dạng khớp. Khi sụn và sụn nang khớp bị tổn thương nghiêm trọng, toàn bộ khớp có thể trở nên biến dạng. Tình trạng này thường là do không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mãn tính;
Mệt mỏi, sốt và sụt cân.
Ban đầu, bệnh thấp khớp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, đặc biệt là các khớp nối ngón tay với bàn tay và các ngón chân với bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường lây lan đến khớp cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra với các khớp hai bên cơ thể.
Bệnhthấp khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác như: da, mắt, phổi, tim, thận, tuyến nước bọt, mô thần kinh, tủy xương...
3. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp khớp?
Tuổi già hoặc các tình trạng sức khỏe yếu, đặc biệt là nhiễm trùng cấu trúc cơ xương có thể gây ra thấp khớp và dẫn đến viêm dày màng hoạt dịch, gây phá hủy sụn và xương trong khớp. Bệnh cũng làm yếu và kéo căng gân cũng như dây chằng nối các khớp, làm cho các khớp biến dạng dần dần.
Hiện các, bác sĩ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, mặc dù bệnh có thể liên quan đến các yếu tố gen. Gen không thực sự gây ra thấp khớp, nhưng có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn bởi các yếu tố môi trường như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây bệnh.
Căn bệnh thấp khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và có tính miễn dịch tự thân. Không chỉ người già mới có nguy cơ mắcthấp khớp mà bệnh lý này cũng đang có diễn tiến ngày càng trẻ hóa. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và gluco corticoide để giúp giảm đau, tiêu viêm. Tuy nhiên, hiện nay việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy một chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị bệnh thấp khớp có ý nghĩa quan trọng.
4. Bị thấp khớp cần kiêng ăn gì?
- Người bị bệnh thấp khớp nên kiêng ăn phủ tạng động vật, hạn chế thực phẩm chứa đạm động vật, thịt đỏ. Thay vì đạm động vật, người bệnh nên sử dụng đạm thực vật để tốt cho sức khỏe. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.
- Không nên ăn thực phẩm quá mặn (lượng muối không quá 10g/ngày), hạn chế đồ uống ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.
- Những thực phẩm gây tăng chất lipit máu, gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo cũng nên được cắt giảm tối đa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tránh các đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu mỡ.
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng và các sản phẩm làm tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt nên hạn chế tối đa. Ngô có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải cũng nên hạn chế.
- Bệnh nhân thấp khớp cũng cần phải kiêng ăn những loại thực phẩm có tính nóng, nhiệt như: gừng, tỏi, ớt...
- Người bị bệnh thấp khớptrong quá trình hỗ trợ điều trị cần phải cắt giảm những món chứa nhiều tinh bột bởi bệnh nhân ăn nhiều tinh bột như bột mì sẽ khiến tình trạng viêm khớp tăng nặng hơn.
- Bệnh nhân không nên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là không nên uống cà phê, soda, các loại rượu bia. Trong cà phê có chứa caffein là chất khiến triệu chứng viêm thêm tồi tệ hơn. Riêng soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do thấp khớp tăng nặng thêm.
5. Bệnh nhân bị thấp khớp nên ăn gì?
Đối với những người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng để làm giảm tối đa những chấn động và áp lực trên khớp. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị thấp khớp thì nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dung nạp tốt hơn.
- Bệnh nhân bị bệnh thấp khớp thì thức ăn càng đa dạng càng tốt. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là đối với những người thường xuyên bị táo bón.
- Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Bữa ăn nên sử dụng dầu cá thay mỡ bởi nó có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.
- Bổ sung thêm vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.
- Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...
Trên đây là một số thực phẩm mà người bệnh thấp khớp nên kiêng. Khi mắc căn bệnh này đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng ăn các loại thực phẩm trên suốt đời nếu như không muốn tình trạng bệnh của mình tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!