Bệnh nhược thị ở người lớn có chữa được không?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Chúng ta thường nhắc nhiều đến cận thị, loạn thị hơn là nhược thị, cũng chính vì thế mà khá nhiều người còn cảm thấy xa lạ khi nghe đến bệnh nhược thị. Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị nhược thị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa. Ở trẻ nhỏ, nếu phát hiện sớm bệnh có thể sẽ được chữa khỏi. Vậy với người lớn, nếu mắc bệnh nhược thị thì có chữa được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé

Chúng ta thường nhắc nhiều đến cận thị, loạn thị hơn là nhược thị, cũng chính vì thế mà khá nhiều người còn cảm thấy xa lạ khi nghe đến bệnh nhược thị. Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị nhược thị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa. Ở trẻ nhỏ, nếu phát hiện sớm bệnh có thể sẽ được chữa khỏi. Vậy với người lớn, nếu mắc bệnh nhược thị thì có chữa được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé

1. Bệnh nhược thị là gì?

Bệnh nhược thị, hay mắt lười biếng thường bắt đầu khi một mắt nhìn rõ hơn, tập trung tốt hơn so với mắt còn lại, hoặc là mắc tật viễn thị, loạn thị. Khi não bộ nhận thông tin hình ảnh từ một bên mắt mờ và một bên mắt sáng, nó sẽ bỏ qua những hình ảnh nhận được từ bên mắt mờ. Và nhiều năm trôi qua, não bộ sẽ bỏ hẳn bên mắt mờ đó, không tiếp nhận thông tin, dẫn đến mù vĩnh viễn.

2.Nguyên nhân gây nên nhược thị ở người lớn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược thị:

  • Nhược thị do lác là hình thái nhược thị phổ biến nhất.
  • Nhược thị do tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ (độ khúc xạ ở hai mắt không bằng nhau).

Trong trường hợp tật khúc xạ cao, võng mạc sẽ không nhận được hình ảnh rõ nét làm cho thị lực phát triển bất thường gây nhược thị. Ngoài ra, nhược thị còn do võng mạc không được kích thích.

Trong trường hợp này, võng mạc có thể không nhận được kích thích gì vì có sự cản trở đường đi của ánh sáng tới võng mạc, gây ra nhược thị. Loại nhược thị này hay gặp trong sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc...

Bệnh nhược thị ở người lớn có chữa được không?

3. Triệu chứng bệnh nhược thị?

Khi mắt có biểu hiện có các biểu hiện như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng thì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc của mắt đang bị tổn thương. Bệnh nhược thị không có biểu hiện, triệu chứng cụ thể gì bên ngoài nên rất khó phát hiện, nhất là khi chỉ bị một bên mắt.

Người bị nhược thị có thể có dấu hiệu hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể kèm theo nhức đầu, nhức mắt hoặc tình cờ phát hiện mờ một hoặc hai mắt do tự che mắt...

4.Chữa nhược thị không khó

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nếu nhược thị không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động là phương pháp điều trị rất tốt.

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần có những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt.

Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân. Trong đó, phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Do đó, cần thường chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách thường xuyên đo độ nếu mắt có tật khúc xạ. Không nên xem thường mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.

5. Các phương pháp điều trị nhược thị

Khi điều trị bệnh nhược thị, tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Rất nhiều trường hợp chỉ cần chữa trị bằng phương pháp bịt mắt lành để mắt nhược thị làm việc. Việc bịt một mắt có thể được yêu cầu trong vài giờ mỗi ngày hoặc thậm chí cả ngày dài và liên tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Ngoài ra, bệnh nhược thị có thể được áp dụng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng thị giác bằng các bài tập luyện mắt bằng máy chuyên dụng dưới sự hướng dẫn của các y bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa.

Người bị nhược thị còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, làm thay đổi thị hướng ngoại tâm lệch lạc của mắt nhược thị trở về thị hướng chính tâm. Phẫu thuật là phương pháp điều chỉnh trục của mắt, tiếp đó che mắt và thường kèm theo một hình thức tập mắt nào đó để giúp cả hai mắt phối hợp làm việc tốt với nhau.

Bệnh nhược thị ở người lớn có chữa được không?

6. Người lớn bị nhược thị có chữa được không ?

Nhược thị nếu phát hiện sớm ở trẻ dưới 5 tuổi thì có thể điều trị bằng cách tập cho trẻ những cách nhìn, quan sát. Còn đối với người lớn khi bị nhược thị thì sẽ không thể chữa khỏi.

Do vậy, việc phát hiện sớm nhược thịlà rất quan trọng, bởi việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn. Còn nếu nhược thị được phát hiện muộn thì việc điều trị không thể. Vì thế, cha mẹ nên có ý thức đưa con đi khám mắt định kỳ vào các thời điểm trẻ còn nhỏ 2-3 tuổi và thời điểm lúc bắt đầu đi học. Dù ở lứa tuổi còn rất nhỏ nhưng các bác sĩ chuyên khoa mắt có thể khám sơ bộ phát hiện trẻ có bị lác không, có bị các tật khúc xạ không hoặc bị các bệnh khác gây giảm thị lực để có biện pháp điều trị kịp thời.

7. Cách phòng ngừa nhược thị

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để tránh các bệnh liên quan đến tật khúc xạ cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; học trong phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút. Không nên cho trẻ đọc sách, xem ti vi, chơi điện tử quá hai giờ liên tục. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần có chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin để góp phần đảm bảo thị lực. Trẻ nhỏ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường.

Việc can thiệp điều trị nhược thị có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường nếu trẻ quá 10 tuổi. Những tổn thương về mắt ở lứa tuổi trẻ nhỏ càng sớm phát hiện cơ hội chữa khỏi càng lớn.

Tóm lại, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhược thị là bạn cần đến thăm khám bác sĩ nhãn khoa theo định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh về mắt, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng hỏng mắt, mù mắt vĩnh viễn.

Xem thêm:

  • Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?
  • Sự nguy hiểm khôn lường của nhược thị mà Thanh Vân Hugo mắc phải

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!