Là loại bệnh rối loạn vận động thường hay gặp ở những người cao tuổi, bệnh Parkinson sẽ gây ra những cản trở nhất định trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp để chữa trị bệnh này thế nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả. Vậy bệnh Parkinson có nguy hiểm không?Tại sao nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh? Lily & WeCaresẽ giúp độc giả tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm hay không?
Vào năm 1817, vị bác sĩ người Anh James Parkinson đã trở thành người đầu tiên mô tả chính xác triệu chứng của căn bệnh này và tên của ông đã được đặt cho bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh gặp 3 triệu chứng như: cứng khớp, di chuyển chậm và run khi nghỉ ngơi (thường hay bắt đầu ở 1 tay).
Theo con số thống kê, bệnh Parkinson đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe của khoảng 1 triệu người Mỹ và Canada, nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Thế nên, đây là một rối loạn có tính tiến triển, có nghĩa là nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Bệnh Parkinson là do lượng dopamine ở trung khu vận động của não bị thiếu hụt, những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện khi có tới 70% lượng dopamine ở trong não bị mất đi . Thế nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lý do chính xác để giải thích cho việc các tế bào có thể sản xuất ra được dopamine lại bị chết đi hàng loạt. Nhiều giả thuyết cho rằng, bệnh có liên quan đến gene hoặc yếu tố môi trường. Thế nhưng, sau thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy những người bị mắc bệnh Parkinson do gene là cực kỳ hiếm.
Thế nhưng, nhiều bằng chứng cho thấy, chính yếu tố môi trường đã gây ra cái chết của rất nhiều tế bào sản xuất dopamine. Nó có liên quan đến các chất độc xung quanh chúng ta và những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus. Các nhà khoa học nghĩ nhiều hơn đến lượng hóa chất dư tồn trong thực phẩm (như thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu) hoặc là lượng hóa chất lớn còn dư tồn ở trong công nghiệp. Chính những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy hiểm đều là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một số bằng chứng cho thấy, bệnh Parkinson còn từ bệnh đường tiêu hóa mà ra, Thế nhưng, nghiên cứu này cần phải mở rộng quy mô nghiên cứu trước khi kết quả được công bố chính thức.
Có thể nói, khi bị Parkinson, người bệnh sẽ khó kiểm soát được hoạt động của cơ bắp, cảm thấy khó vận động do dopamine đã bị suy giảm mà chất này lại đóng vai trò dẫn truyền thần kinh tham gia kiểm soát hoạt động của cơ bắp. Ngoài ra, bị bệnh còn khiến con người bị ảnh hưởng tới tâm trạng, giấc ngủ, giọng nói sẽ nhỏ dần và sức nghe kém hơn...
Về cơ bản, những phương pháp hiện đại như: phẫu thuật, vật lý trị liệu, dùng thuốc... không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, nó chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng ở người bệnh mà thôi. Thế nhưng, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học thì trong tương lai, căn bệnh này sẽ có khả năng cao bị đẩy lùi.
(Thông tin tham khảo tại Healthplus)
Cách phát hiện và điều trị bệnh Parkinson
Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp xét nghiệm máu đặc trưng nào để có thể phát hiện ra chính xác đượcbệnh Parkinson. Người ta hay dùng một số phương pháp chẩn đoàn bằng hình ảnh như: chụp CT, chụp cộng hưởng từ, chụp quét não để phát hiện ra bệnh Parkinson. Dựa vào đó để phân biệt nó với một số những bệnh khác có chung triệu chứng run nhưng khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Thời gian gần đây, người ta đã dùng kỹ thuật chụp ảnh DaTscan để làm tăng độ chính xác của việc chẩn đoán bệnh Parkinson. Thế nhưng, về cơ bản thì bệnh này thường hay được chẩn đoán dựa vào triệu chứng, tiền sử của bệnh và những kết quả khám thần kinh chi tiết, hoặc cho bệnh đáp ứng được thuốc điều trị levodopa.
Nếu được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và duy trì chế độ tập luyện tốt nhất và áp dụng một hệ thống những người hỗ trợ khi cần thiết thì người bị bệnh Parkinson hoàn toàn có thể khỏe mạnh, sống năng động, độc lập.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp độc giả thỏa mãn được câu hỏi “bệnh Parkinson có nguy hiểm không?”. Quan trọng nhất là ngay từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!