Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Kiến Thức Y Học - 05/08/2024

Bệnh quai bị là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi và nó thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi bởi có được sự miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua.

Bệnh quai bị là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi và nó thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi bởi có được sự miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua.

Khi mắc quai bị sẽ bị sưng đau tuyến nước bọt, đồng thời đôi khi có kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não và viêm tụy cùng một số cơ quan khác. Bệnh này lây qua nhiều đường khác nhau, dưới đây là một số con đường lây quai bị.

Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Bệnh quai bị lây qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi khiến cho những người khỏe mạnh xung quanh hít phải bụi cùng nước bọt có mầm bệnh, từ đó có thể dễ dàng bị quai bị.

  • Người bị quai bị chạm tay vào mũi, miệng và sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang những vật dụng khác trong nhà như bàn ghế, tay nắm cửa,... Nếu như có người tiếp xúc với vật dụng này không lâu sau đó, virus có thể di chuyển qua đường hô hấp và lây bệnh.

  • Sử dụng chung dao, kéo, chén, đĩa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo với người mắc bệnh.

Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Triệu chứng của bệnh quai bị

Ở thời kỳ ủ bệnh

Ở thời kỳ này không có những triệu chứng cụ thể.

Thời kỳ khởi phát

  • Người bệnh có triệu chứng suy nhược, kém ăn, miệng có cảm giác khô.

  • Thấy toàn thân mệt mỏi, khó chịu và đau đầu.

  • Bị sốt nhẹ không kèm theo lạnh và run

  • Có triệu chứng đau họng và đau góc hàm.

  • Vùng mắc bệnh không bị nóng và cũng không bị sung huyết.

  • Phần tuyến mang tai to dần và đau nhức, sẽ đau hơn khi thăm khám hoặc khi nhai.

Ở thời kỳ toàn phát

Đối với thời kì toàn phát này, tuyến mang tai sẽ sưng to (tối đa 2 - 3 ngày) và cảm giác đau nhức một bên, sau đó lan qua bên đối diện, tuyến nước bọt khác và cao điểm 1 tuần sau đó sẽ nhỏ lại.

Tuyến sẽ sưng và lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan tới cung dưới xương gò má, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Khi tuyến sưng to sẽ đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên tuyến sẽ đó, không nóng, lúc ấn vào có cảm giác đàn hồi.

Có trường hợp không biểu hiện những triệu chứng như trên, điều này khiến không ít người nhầm giữa bệnh quai bị với các bệnh khác như: Viêm tuyến mang tai, viêm tuyến nước bọt,...

Ở thời kỳ hồi phục

Sau 1 tuần phục hồi, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần; những triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ sẽ khỏi hẳn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo lắng nhất đó chính là khả năng dẫn tới vô sinh. Ngoài ra còn có những biến chứng khác như sau:

Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do mắc quai bị

Khi bị bệnh quai bị biến chứng này chiếm tỉ lệ 20% - 35% ở người sau tuổi dậy thì. Bệnh thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày, cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Lúc này tinh hoàn sưng to, đau và mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng bị viêm và sốt kéo dài 3 - 7 ngày, sau đó khoảng 50% trường hợp tinh hoàn sẽ teo dần, có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và bị vô sinh.

Nhồi máu phổi

Biến chứng này là hiện tượng vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến tới hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi chính là biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị bởi hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Biến chứng viêm buồng trứng

Biến chứng này chiếm tỉ lệ 7% ở nữ giới sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn tới vô sinh.

Viêm tụy

Có tỉ lệ 3% - 7%, đây là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng bị đau bụng nhiều, buồn nôn cũng có khi tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh do quai bị

Khi bị quai bị có biến chứng viêm não, chiếm tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện như bứt rứt, thay đổi tính tình, khó chịu, co giật, nhức đầu, rối loạn tri giác, đầu to do não úng thủy, rối loạn thị giác. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn tới tình trạng điếc, giảm thị lực, viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang.

Biến chứng bệnh quai bị ở phụ nữ có thai

Khi mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây nên biến chứng là dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh con dị dạng, ở 3 tháng cuối có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác

Ngoài ra khi mắc bệnh sẽ có một số biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan.

Xem thêm:

  • Bị quai bị uống thuốc gì nhanh khỏi
  • Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!