Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều cần biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Nếu được xử lý và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Lily & WeCare sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về việc trẻ bị bệnh quai bị và những phương pháp chữa trị, phòng ngừa qua bài viết dưới đây để bố mẹ tham khảo.

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Nếu được xử lý và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Lily & WeCare sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về việc trẻ bị bệnh quai bị và những phương pháp chữa trị, phòng ngừa qua bài viết dưới đây để bố mẹ tham khảo.

Nguyên nhân trẻ bị quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em do virus Paramyxovirút gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện ở người và thường hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Vào mùa đông xuân, bệnh thường phát tác, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và bệnh tái phát mạnh nhất vào thời gian cận Tết. Bệnh thường xuất hiện ở những nơi đông người như: trường học, nhà trẻ, ký túc xá, khu tập thể... Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc là hắt hơi. Bệnh có thẻ lây cho người tiếp xúc một tuần trước khi tuyến mang tai bị sưng lên và sẽ kéo dài khoảng 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.

Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều cần biết

Bệnh quai bị ở trẻ em sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày thì virus sẽ phát triển ở niêm mạc miệng, xâm nhập vào máu và gây viêm các cơ quan khác. Viêm tuyến mang tai là triệu chứng điển hình nhất. Lúc này, trẻ sẽ bị sốt 38 – 39 độ C, cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi, ăn ngủ kém hơn. Khi bị viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên nhưng không bị đỏ, không bị đau và miệng khô, khó nuốt. Bệnh sau 4 – 5 ngày sẽ hết sốt, giảm sưng đau và khỏi dần.

Ở người lớn, bệnh quai bị thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ nhỏ. Nguyên do có thể là bởi các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Biến chứng này thường hay xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai, lúc này tinh hoàn sưng to, mào tinh căng phù như sợi dây thừng, bị đau, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp bị quai bị sẽ teo tinh hoàn, có thể dẫn tới tình trạng vô sinh về sau.

Bệnh quai bị ở trẻ em chữa trị như nào?

Cho đến nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, nếu như được chăm sóc và kiêng cữ tốt thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Còn nếu không thì sẽ dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, dẫn đến trẻ bị vô sinh trong tương lai.

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể chữa trị tại nhà nhưng với những trường hợp trẻ vị sốt cao, ói mửa, bị nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục bị sưng to thì cần khẩn trương tới bệnh viện. Vào thời điểm giáp Tết là lúc trời chuyển lạnh, trẻ dễ mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh quai bị. Bệnh do 2 nguyên nhân là do siêu virus hoặc do vi trùng. Với những trường hợp siêu vi, bệnh nhân không cần phải tới bệnh viện để điều trị, bệnh sẽ tự khỏi và bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Với những trẻ bị quai bị do vi trùng, có hiểu hiện sốt cao, nôn mửa hoặc nhức đầu, đau bộ phận sinh dục do bị sưng to thì cần tới bệnh viện sớm. Nếu không, trẻ sẽ gặp phải một số những biến chứng khác như: bị viêm màng não, viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Với tình trạng bị viêm tinh hoàn còn có thể dẫn tới bị teo tinh hoàn và có khả năng bị vô sinh.

Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều cần biết

Do chưa có thuốc đặc trị nên cha mẹ cần phải lưu ý khi trẻ bị bệnh quai bị

- Cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bố mẹ không cho trẻ vận động nhiều, nhất là với những trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì càng cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Chế độ dinh dưỡng: Bố mẹ không cần kiêng cữ quá nhiều, cần cho trẻ ăn uống thật đầy đủ. Khi bị quai bị, trẻ sẽ ăn uống rất khó khăn nên bố mẹ cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, có nhiều dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Cho trẻ uống thuốc giảm sốt nếu như trẻ sốt hoặc quá đau. Đồng thời, cũng cần cho trẻ uống thật nhiều nước.

- Kiêng gió: Khi trẻ bị quai bị, không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên cho trẻ trong nhà đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Không cho trẻ đến trường, các khu vui chơi công cộng để tránh lây bệnh cho những bạn khác.

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

- Không tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian để đề phòng nhiễm độc.

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể phòng ngừa được bằng cách bố mẹ tránh cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân bị quai bị khác. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi tiêm vaccine chủng ngừa, bé nào từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm được. Mặc dù không phải cứ tiêm là ngừa được bệnh nhưng việc chủng ngừa có thể phòng được bệnh tới 80% nên sau khi đã tiêm ngừa, bố mẹ vẫn nên có ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu bệnh quai bị
  • Bị quai bị uống thuốc gì nhanh khỏi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!