Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Trên cơ thể người có rất nhiều bộ phận và mỗi bộ phận ấy đảm nhiệm một chức năng riêng giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Thận cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người vì thế bạn cần để ý đến hoạt động cũng như sự thay đổi của thận để còn biết và điều trị kịp thời. Vậy suy thận là gì? Suy thận có mấy giai đoạn?

Trên cơ thể người có rất nhiều bộ phận và mỗi bộ phận ấy đảm nhiệm một chức năng riêng giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Thận cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người vì thế bạn cần để ý đến hoạt động cũng như sự thay đổi của thận để còn biết và điều trị kịp thời. Vậy suy thận là gì? Suy thận có mấy giai đoạn?

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận là một bệnh lý âm thầm nhưng trong thời gian dài nên trong nhiều trường hợp có thể tránh được nếu phát hiện và điều trị kịp thời, nếu bạn phát hiện bệnh sớm thì có thể giúp ngăn ngừa suy thận và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn tránh phải chạy thận hoặc ghép thận. Được chia làm 2 loại suy thận cấp tính và suy thận mãn tính:

- Suy thận cấp tính đôi khi suy thận có thể xảy ra một cách nhanh chóng, gây ra ví dụ của một sự mất mát đột ngột của một lượng lớn máu, nhiễm trùng, hoặc một tai nạn. Sự sụt giảm đột ngột trong chức năng thận thường là ngắn ngủi nhưng đôi khi có thể dẫn đến thương tổn thận.

- Bệnh thận mãn tính chịu trách nhiệm gánh nặng đáng kể của bệnh tật và tử vong sớm. Nếu bạn bị mất hơn 1/3 của chức năng thận của bạn trong hơn 3 tháng, nó được gọi là bệnh thận mạn tính. Đôi khi bệnh thận dẫn đến suy thận, mà đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để cứu vãn tình thế. Khi chức năng thận giảm trầm trọng, chất thải tồn đọng nhiều và duy trì nồng độ cao trong máu.

Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?

Nguyên nhân dẫn đến suy thận là gì?

Suy thận thường bắt nguồn từ hai căn nguyên chính sau: viêm cầu thận cấp và cao huyết áp (lâu ngày hoặc áp lực quá cao gây hư hại cầu thận). Ngoài ra còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Những thói quen sống thiếu khoa học và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại có thể khiến thận suy giảm chức năng:

- Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thận.

- Uống nước ngọt và nước có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi, mà thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể. Nên khi uống các loại nước trên trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất hư hại thận.

- Bánh mỳ ngọt chứa nhiều chất phụ gia để làm bánh mềm và thơm ngon hơn. Nhưng những chất này sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.

- Lạm dụng muối: chế độ ăn mặn với quá nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao. Khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến những tổn hại cho sức khỏe của thận.

- Uống nước ít sẽ làm giảm lượng nước tiểu nghĩa là các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận và thận ứ nước có mối quan hệ chặt chẽ với việc không uống đủ nước mỗi ngày.

Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?

Suy thận có mấy giai đoạn?

Suy thận có 5 giai đoạn, được chia theo mức độ mà chức năng thận bị suy giảm, gọi là mức lọc của cầu thận. Trên thế giới, mức lọc cầu thận được gọi tắt là GER- chỉ số được Hiệp hội thận tại Mỹ đưa ra để xác định các giai đoạn, được coi là thông số chuẩn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh thận. Theo đó, các giai đoạn của suy thận được phân chia như sau:

Giai đoạn 1

Người chớm bị suy thận thường gặp nhiều nhất ở thời điểm này. Thận gặp tổn thương nhẹ, chỉ số mức lọc cầu thận đạt trên 90ml trên một phút.

Do đó, nếu may mắn khi tìm hiểu sớm bệnh suy thận có mấy giai đoạn, bệnh nhân biết được tình trạng bệnh của mình đang chớm ở giai đoạn này thì có thể điều trị đến 90% nếu như điều trị kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn 2

Mức lọc cầu thận đo được ở bệnh nhân trong giai đoạn này là từ 60-89ml trên một phút. Giai đoạn này có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh về tim mạch nếu như việc điều trị của bệnh nhân bị trì hoãn.

Giai đoạn 3

Từ giai đoạn này, mức lọc cầu thận sụt giảm nghiêm trọng, xuống còn 30-59ml trên một phút, cảnh báo sự nguy hiểm trầm trọng đối với tính mạng của người bệnh. Nguy cơ bị thiếu máu và một số các bệnh về xương bắt đầu xảy đến với bệnh nhân.

Giai đoạn 4

Tình trạng suy thận ở cấp độ 4 cực kỳ nghiêm trọng, báo động đỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Mức lọc cầu thận sụt giảm cực kỳ thấp, chỉ còn từ 15-29ml trên phút. Lúc này, người bệnh cần chuẩn bị đến các phương pháp thay thế cho việc điều trị bằng thuốc như chạy thận, lọc máu, ghép thận.

Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?

Giai đoạn 5

Đây được coi là giai đoạn cuối của căn bệnh suy thận mạn. Chỉ số mức lọc cầu thận ở mức thấp nhất, dưới 10ml trên phút- nghĩa là thận gần như không còn hoạt động. Để duy trì sự sống, bệnh nhân buộc phải thực hiện các phương pháp hỗ trợ để thay thế cho chức năng của thận như lọc máu, ghép thận.

Với suy thận bạn cần phải chú ý những biểu hiện sớm để biết được và điều trị kịp thời. Nếu ở giai đoạn đoạn đầu thì bạn có thể điều trị , nhưng để đến những giai đoạn sau bạn sẽ vất vả trong việc điều trì.Lily & WeCarekhuyên các bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh các bệnh về hệ tiêu hóa và cả bệnh thận.

Xem thêm:

  • Tăng nguy cơ suy thận vì ăn nhiều thịt đỏ
  • Điều trị chạy thận nhân tạo cho các bệnh nhân suy thận

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!