Có rất nhiều người hiện nay đang trong trạng thái lo lắng vì không biết Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không, và nên làm như thế nào để giúp không bị mắc bệnh thiếu máu. Thiếu máu là hiện tượng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm đi dẫn đến việc thiếu ôxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Hậu quả nghiêm trọng của bệnh thiếu máu
Nếu bạn muốn biết Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không thì hãy cùng xem qua một vài điều dưới đây. Khi bạn bị mắc bệnh thiếu máu:
- Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Đồng thời còn hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai – đặc biệt là khi đang ngồi mà đứng dậy đột ngột.
- Xảy ra các vấn đề về tim: Việc thiếu máu sẽ dẫn đến nhịp tim trở nên nhanh hơn hoặc đập một cách bất thường – gọi tắt là chứng rối loạn nhịp tim. Tim là bộ phận phải bơm máu, khi bạn bị thiếu máu thì tim phải đập nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến trạng thái suy tim sung huyết và gây tử vong cho người bệnh.
- Tổn thương thần kinh: Vitamin B12 là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể trong việc sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, và giúp chức năng của hệ thần kinh trở nên vững vàng. Thiếu máu tức là thiếu vitamin B12, điều này có thể gây ra một số thương tổn thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
- Tử vong: Thiếu máu nghiêm trọng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Mất nhiều máu trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong.
- Với phụ nữ có thai: Việc thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thiếu máu do thiếu chất sắt thì có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản...
Những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu
Thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đơn lẻ có và kết hợp cũng có, thể thiếu máu cấp tính hoặc thiếu máu mạn tính cũng có. Thiếu máu có cả mức độ thiếu nặng hay thiếu nhẹ, Hãy cùng xem những nguyên nhân chính khiến bạn bị bệnh thiếu máu:
- Thiếu chất sắt và Vitamin B12 chiếm tỉ lệ 25 - 35%.
- Mất máu lâu ngày như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh.
- Bệnh ung thư đại tràng là một loại bệnh chuyên làm cho cơ thể bị thiếu máu trong một thời gian dài.
- Các bệnh về giun... cũng chiếm tỉ lệ 25 - 35% các trường hợp thiếu máu.
- Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết... đặc biệt là tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm khoảng 15%.
- Người bị rối loạn đường ruột, người cắt bỏ ruột non - nơi hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.
- Người mắc bệnh nhiễm khuẩn máu, có tiền sử gia đình hoặc bản thân có bệnh về máu, bị rối loạn hệ miễn dịch, bị phơi nhiễm hóa chất độc hại, sử dụng thuốc... có thể tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn tới thiếu máu.
- Người mắc bệnh đái tháo đường, người nghiện rượu, người ăn chay trường... là những người có tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu cao hơn người bình thường.
Tự kỷ liệu có phải là một căn bệnh?
Phát triển trí tuệ cho trẻ từ lúc sơ sinh, cha mẹ nên làm gì?
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?
Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30
Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả
Việc điều trị bệnh thiếu máu là vô cùng khó khăn vì việc tìm ra nguyên nhân đã cả là một vấn đề. Tuy nhiên:
- Nếu do thiếu sắt thì chủ yếu là bổ sung chất sắt qua các dược phẩm kết hợp chế độ ăn giàu chất sắt.
- Nếu thiếu máu do bệnh mạn tính thì hầu như không cần phải điều trị gì mà chỉ có một số ít phải truyền hồng cầu. Trong một số trường hợp nặng hoặc mất máu nhiều, mất máu thể cấp tính thì cần phải truyền máu.
- Chăm chỉ bổ sung đầy đủ vitamin C vì nó giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ ruột.
Nên sử dụng các loại thực phẩm:
- Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, tim, lá lách, gan, trứng... vì chúng có chứa nhiều chất sắt.
- Trong thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, pho mát... có chứa nhiều Vitamin B12.
- Axít folic có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải xanh, đậu Hà Lan...
Đồng thời bạn phải cố gắng:
- Chữa trị triệt để những bệnh lý của đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trĩ, nhiễm giun...
- Khám phụ khoa khi có vấn đề kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh...
- Khi có thai hoặc cho con bú thì mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt là chất sắt qua các thực phẩm giàu chất sắt hoặc các chất bổ sung sắt.
- Người ăn chay, nhất là ăn chay trường cần phải bổ sung chất sắt qua thực phẩm và thuốc bổ sung chất sắt vì phần lớn chất sắt chỉ có trong thịt.
Việc đề phòng và điều trị thiếu máu là việc làm vô cùng cần thiết và rất quan trọng. Qua bài viết trên thì bạn có thấy Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Nếu có thì hãy cố gắng yêu thương và chăm sóc bản thân chu đáo hơn nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
- Nguyên nhân của chứng thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì và cách cải thiện
- Bệnh nhân thiếu máu lên não nên ăn gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!