Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ đang có xu hướng lây lan cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, đây là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao, người chưa được tiêm phòng thủy đậu nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh lên tới 90%. Vậy thủy đậu lây truyền như thế nào?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ đang có xu hướng lây lan cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, đây là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao, người chưa được tiêm phòng thủy đậu nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh lên tới 90%. Vậy thủy đậu lây truyền như thế nào?

1. Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Trong dân gian người ta gọi thủy đậu là bệnh trái rạ. Căn bệnh này phổ biến hơn cả ở đối tượng trẻ nhỏ, thông thường mỗi người trong đời sẽ bị bệnh ít nhất một lần. Dấu hiệu để nhận biết bệnh thủy đậu là cơ thể bắt đầu xuất hiện mụn nước ở đầu và mặt, rồi bắt đầu lan nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể. Khoảng 24 giờ sau đó thì bắt đầu xuất hiện thêm một số triệu chứng như đau đầu, sốt, ngứa ngáy, mỏi cơ, nếu không dùng thuốc kịp thời thì những mụn nước này có thể bị lở loét, gây ra nhiễm trùng.

2. Biến chứng nguy hiểm

- Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.

- Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh...gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

- Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.

Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào? Sẹo rỗ do thủy đậu.

3. Những con đường lây lan bệnh thủy đậu

Lây lan thông qua tiếp xúc

Lý do là bởi mụn nước từ những người đang bị bệnh sẽ lây lan sang người không mắc bệnh thông qua đồ chơi, khăn mặt, quần áo, những vật dụng sinh hoạt, làm việc.... Để có thể phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm này thì khi phát hiện mình bị bệnh cần phải sử dụng riêng đồ dùng sinh hoạt, vật dụng mỗi ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn thì thôi.

Lây lan qua đường hô hấp

Vi khuẩn từ những người đang bị thủy đậu sẽ có xu hướng lan truyền qua người bình thường khi nói chuyện, tiếp xúc mỗi ngày hoặc thông qua ho, hắt hơi, sổ mũi. Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm thì người bệnh phải đeo khẩu trang mỗi khi nói chuyện, tiếp xúc với người khác, đặc biệt cần cách ly mỗi khi ăn uống.

Lây lan trước khi nổi ban

Ngoài 2 con đường trên, bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào? Nó có thể lây nhiễm trước thời điểm nổi ban, đây là giai đoạn ủ bệnh tuy nhiên trong thời gian này thì người bệnh cũng đã mang trong người virus gây bệnh, do đó mà nó có thể lây nhiễm sang những người khác. Muốn phòng tránh hiện tượng này thì người bệnh cần phải được theo dõi trong thời gian đầu bị bệnh, áo dụng những phương pháp phòng tránh cần thiết.

Lây lan khi mụn nước đã đóng vẩy

Cho dù người bệnh đã không còn nổi ban, mụn nước nữa. Những nốt ban này đã được đóng vảy thì virus từ những mụn ban thủy đậu vẫn chưa được tiêu diệt triệt để, do đó khi nó gặp được điều kiện thuận lợi vẫn có thể phát triển ở cơ thể của người khác, nhất là người có hệ miễn dịch yếu.

Lây lan nhanh ở trẻ nhỏ

Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 90% trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu sẽ lây lan sang những thành viên khác trong gia đình. Điều này xảy ra do lúc này trẻ vẫn còn nhỏ, không thể tự chăm sóc được bản thân và cần sự hỗ trợ từ phía người thân. Đây là nguyên nhân vì sao những người trong gia đình dễ bị mắc thủy đậu.

Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?

4. Cách phòng bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin

- Phòng ngừa tạm thời là giúp trẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ trước sự tấn công của vi rút thủy đậu như hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt.

- Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 tháng – 15 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, một vắc xin đã được kiểm chứng là hiệu quả bảo vệ cao (sau tiêm chủng khả năng phòng ngừa đạt 95% – 97%), với độ an toàn gần như tuyệt đối (chỉ khoảng 5% người chủng ngừa bị sốt nhẹ sau tiêm).

- Theo khuyến cáo của Hiệp hội tư vấn và thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (gọi tắt là tổ chức ACIP), để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm thủy đậu sau tiêm chủng phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vắc xin thủy đậu, liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần hoặc tiêm nhắc liều thứ 2 lúc trẻ được 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ cho trẻ.

Xem thêm:

  • Bị bệnh thủy đậu bao lâu mới khỏi?
  • Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em và người lớn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!