Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ

Xét Nghiệm - 03/29/2024

Chắc hẳn mọi người đều biết, rượu, bia là một trong những thức uống rất có hại cho sức khỏe, nhất là những bệnh liên quan đến tim mạch, gan, tim,... Và một số bệnh khác. Còn đối với bệnh tiểu đường thì rượu, bia có mối liên hệ như thế nào? Các bạn hãy đọc thông tin mà Lily & WeCare cung cấp dưới đây.

Chắc hẳn mọi người đều biết, rượu, bia là một trong những thức uống rất có hại cho sức khỏe, nhất là những bệnh liên quan đến tim mạch, gan, tim,... Và một số bệnh khác. Còn đối vớibệnh tiểu đường thì rượu, bia có mối liên hệ như thế nào? Các bạn hãy đọc thông tin màLily & WeCarecung cấp dưới đây.

Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử... Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do: Béo phì, ăn không tiêu, chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose...

Không có cách chữa bệnh tiểu đường dứt điểm, nhưng có thể quản lý – hoặc thậm chí ngăn chặn các điều kiện. Bắt đầu bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, có thể cần thuốc chữa trị bệnh tiểu đườnghoặc insulin để quản lý lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ

2. Những ảnh hưởng của rượu, bia đối với bệnh tiểu đường

- Uống một lượng rượu, bia vừa phải có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng khi uống một lượng rượu, bia quá lớn lại có thể làm hạ nồng độ đường trong máu đến mức nguy hiểm. Khi một người có đường máu hạ thấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường giải phóng đường glucose dự trữ tại gan. Rượu, bia làm ức chế quá trình này khiến đường huyết hạ xuống thấp. Hơn nữa, người uống rượu, bia thường ăn ít hơn, và ăn không đủ chất nên càng dễ bị hạ đường máu. Điều nguy hiểm là hai tình trạng say rượu và hạ đường máu có nhiều biểu hiện giống nhau (mệt mỏi, đau đầu, run tay), nên bệnh nhân nếu say rượu có thể không phân biệt được để có cách xử trí kịp thời.

- Nếu đang tiêm insulin hoặc uống thuốc nhóm sulfamide mà uống rượu, bia (nhưng lại không ăn, ăn ít hoặc bị nôn mửa), bệnh nhân sẽ rất dễ bị hạ đường máu.

- Việc uống nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ bị các biến chứng do tiểu đường, nhất là biến chứng tim mạch (do làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng cân).

- Rượu, bia cũng có thể làm bệnh nhân sao lãng, quên hoặc bỏ uống thuốc, bệnh nhân uống rượu nhiều có thể bị sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ...

Tóm lại, trong rượu, bia có chứa chất ức chế hình thành glycogen ở gan và nhanh chóng làm hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nếu họ đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.

3. Những lời khuyên khi uống rượu dành cho người tiểu đường

- Theo khuyến cáo của Hội Tiểu đường Mỹ, không nên uống quá 2 ly mỗi ngày; mỗi tuần chỉ nên uống tối đa 5 ngày.

- Nên ăn thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh hạ đường máu. Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khi uống khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không, từ đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân uống rượu phải theo dõi huyết áp, cân nặng đều đặn; nếu thấy tăng (đặc biệt là huyết áp) thì nên ngừng uống.

Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ

- Tốt nhất là uống loại rượu vang nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên uống rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch. Có thể uống các loại rượu mạnh như whisky, gin, rum... với số lượng ít, nhưng tránh các loại rượu khai vị (liqueur), vang ngọt.

- Khi tập thể dục thể thao, nếu ra nhiều mồ hôi, nên dùng các loại đồ uống không có cồn để bổ sung lượng dịch bị mất. Không uống rượu hoặc bia trong hoàn cảnh này.

- Không nên uống rượu và thuốc hạ đường máu cùng lúc. Nếu có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của bác sĩ, phải ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu bạn đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, phải thử đường máu trước khi đi ngủ; nếu kết quả dưới 7 mmol/l thì nên ăn thêm. Nếu không thử được, nên ăn thêm đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.

- Nếu thấy đường máu tăng cao hoặc không giảm được cân nặng mà không có lý do rõ ràng, phải nghĩ đến nguyên nhân là rượu và phải hạn chế hoặc bỏ rượu.

- Nếu bệnh nhân nghiện rượu, nên đi khám ngay ở các chuyên khoa tiểu đường, dinh dưỡng và tâm lý để được hướng dẫn và giúp đỡ bỏ rượu.

- Bệnh nhân tiểu đường là trẻ em hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú, bệnh nhân có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng... tuyệt đối không được uống rượu. Người có các biến chứng tim mạch, thận, thần kinh... cũng nên bỏ rượu ngay nếu thấy các biến chứng này nặng lên.

Lily & WeCarehi vong rằng, với thông tin trên thì những bệnh nhân tiểu đường sẽ có thêm kiến thức cũng như biết cách uống rượu, bia phù hợp để không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

4. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

*Giá gói Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường của Xander được cập nhật phía cuối bài viết.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899.190.199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:30 - 20:00

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!