Trên toàn thế giới có khoảng 150-200 triệu người đang nhiễm viêm gan siêu vi C mãn tính. Mỗi năm, cứ trung bình 100.000 người sẽ có từ 1-3 người mới mắc bệnh. Tỉ lệ người nhiễm siêu vi C sẽ có sự thay đổi theo từng vùng. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh hiện nay là khoảng 2% và đang có khuynh hướng gia tăng. Và câu hỏi bệnh viêm gan C có chữa được khôngđang là thắc mắc của rất nhiều người.
1. Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm
Viêm gan Clà bệnh truyền nhiễm về gan có nguyên nhân chủ yếu do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh lặng lẽ nhưng những hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Và hiện nay, những con số về bệnh viêm gan C đều là những con số khiến chúng ta không khỏi giật mình:
Khoảng 2% dân chúng toàn cầu đang bị viêm gan C.
Vi khuẩn viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm gan kinh niên tại Hoa Kỳ.
Khoảng 80% bệnh nhân khi bị lây bệnh viêm gan C sẽ trở thành kinh niên. Trong số này, khoảng 20%-30% sẽ bị chai gan và ung thư gan.
Trên nước Mỹ, với hơn 4 triệu người đang bị viêm gan C kinh niên, sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này.
1 trong 20 đến 40 người Việt Nam đã và đang bịbệnh viêm gan C kinh niên.
Ða số bệnh nhân viêm gan C cấp tính và kinh niên đều không có triệu chứng gì đáng kể.
Như chúng ta đã biết, viêm gan C là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm nhất hiện nay.
Viêm gan siêu vi C thường tiến triển chậm và thầm lặng, từ lúc nhiễm bệnh đến khi phát hiện có khi trên 30 năm.
Bệnh có thể tiến triển sang xơ gan và ung thư gan thường ở độ tuổi trên 50 tuổi. Do vậy bệnh gây tử vong do các biến chứng của xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan C là một bệnh có khả năng lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Khoảng 75-85% những người nhiễm virus viêm gan C sẽ chuyển thành mãn tính.
(Theo Hội Ung thư Việt Mỹ)
2. Nguyên nhân nhiễm viêm gan C
Người ta thường bị nhiễm viêm gan Cqua các con đường sau
- Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
- Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
Tất cả những tình huống (trong hay ngoài y khoa) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:
- Dùng chung kim tiêm hay ống chích
- Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc)
- Chữa răng
- Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng hoặc dùng chung kim với người khác
- Truyền bệnh qua những hành vi quan hệ tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh
- Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
- Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
3. Bệnh viêm gan C có chữa được không?
Theo y học hiện đại thì bệnh viêm gan C hoàn toàn có thể chữa được nếu như bệnh nhân phát hiện sớm và đang trong giai đoạn đầu của bệnh.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm gan C
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, việc điều trị sẽ đơn giản hơn do tình trạng kháng thuốc ở giai đoạn này cực kì ít và những tổn thương tới gan do virus viêm gan C là ít nên việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn và chức năng của gan sẽ sớm được hồi phục trở lại. Khi mới phát hiện bệnh viêm gan C thì mọi người nên ý thức được việc điều trị sớm ngay từ đầu, muốn cho hiệu quả điều trị cao cần sử dụng nghiêm túc các phác đồ trị bệnh mà bác sĩ đưa ra thì việc trị khỏi bệnh là hoàn toàn có thể.
Giai đoạn mãn tính
Ở giai đoạn mãn tính thường việc điều trị thường khó khăn hơn khi tình trạng kháng thuốc diễn ra cao hơn và virus viêm gan C cũng hoạt động mạnh hơn dễ gây tổn thương tới gan. Hơn nữa tới giai đoạn mãn tính bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm tới gan như: bệnh suy gan, bệnh xơ gan cổ chướng, thậm chí là có thể gây ung thư gan.
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm gan Cdứt điểm là hoàn toàn có thể vì vậy nếu như mọi người đang gặp phải bệnh này cần có hướng điều trị tích cực sớm loại bỏ bệnh một cách sớm nhất có thể. Tốt nhất mọi người nên tới phòng khám viêm gan của các bệnh viện để được tư vấn và có kế hoạch theo dõi điều trị thích hợp.
Sự tàn phá cơ thể của viêm gan C.
4. Làm thế nào để tránh lây bệnh viêm gan C cho người khác?
Hãy nhớ rằng bạn không bị lây (hay truyền bệnh) khi hắt hơi, ho, hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh hay qua những hành vi giao tiếp thông thường. {WHO Fact Sheet 164, 2000}
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số biện pháp để đề phòng lây bệnh cho người khác đồng thời bảo vệ chính bản thân:
Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu...)
Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)
Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng)
Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu
Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn
5. Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan thì việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh là rất cần thiết.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá Gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gancủa Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0899190199 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ 7 - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!