Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mổ nội soi thành công cho hàng chục bé trai bị ẩn tinh hoàn trong ổ bụng

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trong 2 tháng 7 và 8/2017, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành mổ cho hàng chục cháu bé bị ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.

Trong 2 tháng 7 và 8/2017, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành mổ cho hàng chục cháu bé bị ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.

Theo chia sẻ của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội: “Muốn phát hiện sớm căn bệnh này phụ huynh cần lưu ý, khi sờ bìu của con mà không thấy 1 hay 2 tinh hoàn phải đi khám ngay. Không để lâu tinh hoàn sẽ bị teo, xoắn thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, ung thư hóa gây ảnh hưởng tới tính mạng hoặc vô sinh, yếu sinh lý khi tới tuổi trưởng thành”.

Bác sĩ Liên cũng cho biết thêm: “Thứ 5 ngày 24/8 vừa mổ 1 ca tinh hoàn lạc chỗ tại nếp bẹn đùi, 1 ca ẩn tinh hoàn trong ổ bụng. Bố mẹ đều để con tới trên 5 tuổi mới đưa đi mổ dù được bác sĩ nhi tư vấn mổ từ nhỏ”.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mổ nội soi thành công cho hàng chục bé trai bị ẩn tinh hoàn trong ổ bụng

Thông thường trẻ được mổ phiên có chuẩn bị: Nhịn ăn uống trước mổ trên 6 giờ. Sau mổ trẻ có thể ăn uống được ngay, đi lại tại giường. Sau mổ 12-24 giờ là có thể xuất viện vì ít đau.

"Về việc chăm sóc và vệ sinh vết mổ tại nhà: bố mẹ có thể tự làm (nếu được nhân viên y tế: bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn) vì vết mổ nhỏ, dùng chỉ tự tiêu không phải cắt chỉ; thay bằng ngày 1 lần”, bác sĩ Liên lưu ý.

Theo bác sĩ Liên: “Với những trường hợp phụ huynh phát hiện con mình bị ẩn tinh hoàn hay tinh hoàn lạc chỗ nên mổ càng sớm càng tốt. Thứ nhất nếu mổ sớm sẽ tỷ lệ hạ thành công xuống bìu càng cao, trẻ càng lớn mổ càng khó. Thứ hai tỷ lệ teo tinh hoàn sau mổ sẽ thấp, tỷ lệ tinh hoàn phát triển bình thường cao nếu được mổ sớm”.

Đồng thời, tuổi mổ ở trẻ phụ thuộc vào khả năng gây mê hồi sức của bệnh viện, các trung tâm y tế lớn. Đặc biệt khuyến cáo mổ trước 2 tuổi (tầm 12-24 tháng).

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mổ nội soi thành công cho hàng chục bé trai bị ẩn tinh hoàn trong ổ bụng

Phụ huynh có thể tự khám cho con cháu của mình đơn giản bệnh lý tinh hoàn lạc chỗ, ẩn tinh hoàn như sau: nhìn bìu lép hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở bìu là có thể chẩn đoán là tinh hoàn bị lạc chỗ, ẩn tinh hoàn.

Nếu không có tinh hoàn ở bìu thì vuốt nhẹ bằng 2 ngón tay theo ống bẹn có thể thấy khối tròn di chuyển thì đó có thể là tinh hoàn ở ống bẹn, nếu ống bẹn không có tinh hoàn thì có thể ẩn trong ổ bụng.... Khi đó nên cho trẻ đi khám ngay.

Theo Công Lý

Xem thêm:

  • Chăm sóc bé đúng cách sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
  • Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!