Bệnh xơ phổi có lây không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Có rất nhiều người thướng nghĩ bệnh xơ phổi và bệnh lao phổi là những loại bệnh lý giống nhau. Chúng đều rất nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh. Tuy nhiên thì sự thật bệnh xơ phổi là gì? Bệnh xơ phổi có lây hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này qua bài viết dưới đây.

Có rất nhiều người thướng nghĩ bệnh xơ phổi và bệnh lao phổi là những loại bệnh lý giống nhau. Chúng đều rất nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh. Tuy nhiên thì sự thật bệnh xơ phổi là gì? Bệnh xơ phổi có lây hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh xơ phổi có lây không?

Thế nào là bệnh xơ phổi

Bệnh xơ phổilà tình trạng bệnh nặng ở phổi khiến các mô sâu bên trong phổi bị tổn thương, cứng hơn, dày lên và dần mất độ đàn hồi rồi tạo thành sẹo. Những vết sẹo này được gọi là xơ phổi. Khi phổi bị xơ sẹo và cứng nên sẽ làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh từ đó dẫn đến triệu chứng khó thở.

Có ba dạng xơ phổi thường gặp là

  • Xơ phổi thứ phát do bệnh viêm phổi, lao phổi hoặc nhồi máu phổi.
  • Xơ phổi khu trú do hít phải bụi than, silica
  • Xơ phổi mô kẽ lan tỏa, xơ phổi vô căn và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai

Các nguyên nhân gây nên bệnh xơ phổi bao gồm

Do tổn thương phổi vì lao phổi, nhồi máu phổi hoặc bệnh viêm phổi,...; thói quen hút thuốc lá thường xuyên, môi trường làm việc có nhiều hóa chất độc hại hay thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn khí độc, ...

Đối tượng trung niên khoảng trên 50 là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tiếp đó là những người bị bệnh phổi mô kẽ và các bệnh phổi do di truyền cũng có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng chính của bệnh xơ phổi rất đa dạng gồm

Khó thở, ho khan, ho ra máu, thở khò khè, đau ngực, suy tim,...

Việc điều trị bệnh xơ phổi chủ yếu là ngăn chặn sự phát triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng bệnh. Do vậy, các loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh chủ yếu là corticoid, các loại thuốc ức chế miễn dịch, phục hồi chức năng phổi qua các bài tập thở cơ hoành,...

Bệnh xơ phổi có lây không?

Thực chất bệnh xơ phổi có lây không?

Muốn biết bệnh xơ phổi có lây không thì phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế, bệnh xơ phổi sẽ không lây từ người sang người. Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt mà xơ phổi có thể lây lan đó là khi nguyên nhân gây nên là do bệnh lao phổi gây ra. Do vậy, người mắc bệnh và những người xung quanh cần phải đặc biệt lưu ý những trường hợp này.

Khi người bệnh mắc bệnh xơ phổi và được xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là do lao phổi gây ra thì bệnh nhân nên chú ý cách ly an toàn với những người xung quanh bằng cách sử dụng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, chén, bát, đĩa, quần, áo, chăn màn,... riêng; không khạc nhổ bừa bãi hoặc tiếp xúc ở cự li gần gần với những người khác đặc biệt là trẻ nhỏ và người già vì đây là những đối tượng có hệ miễn dịch kém rất dễ lây bệnh. Nhìn chung các biện pháp cách ly bệnh xơ phổi cũng giống như cách ly bệnh lao phổi.

Những việc cần làm khi mắc bệnh xơ phổi

Khi mắc bệnh xơ phổi, tốt nhất để điều trị bệnh đạt kết quả tốt, người bệnh cần phải thực hiện những việc sau:

Một là, dừng ngay việc hút thuốc lá và thuốc lào

Đối với nam giới thuốc lá và thuốc lào là những vật “bất li thân”. Tuy nhiên, những thứ này rất độc hại đối với sức khỏe người bệnh. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và xơ phổi dẫn đến ung thư phổi. Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc. Ước tính các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính ở người hút thuốc cao hơn 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.Do vậy, không chỉ khi đã mắc bệnh mà khi chưa mắc bệnh cũng nên dừng việc hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Hai là có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý

Khi mắc bệnh xơ phổi thì nhu cầu năng lượng cho cơ thể để hít thở là rất lớn. Vì vậy, bạn cần một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ lượng calo cần thiết để cơ thể chống chịu với những triệu chứng của bệnh lý tốt hơn. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến hầm, nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ. Trong khi ăn vẫn có thể cho bệnh nhân thở ôxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn. Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Một vấn đề quan trọng không thể thiếu đó là lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị người bệnh, bố trí bàn ăn sạch sẽ, đẹp mắt cũng như tạo không khí vui vẻ, kích thích ăn uống.

Lưu ý: Người bệnh cần chú ý không nên ăn quá no vào sát giờ đi ngủ bởi việc này sẽ khiến acid trào ngược gây bệnh xơ phổi nặng hơn.

Bệnh xơ phổi có lây không?

Ba là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Nhiều người cho rằng khi mắc bệnh thì cần phải tăng cường luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh hơn, chống chịu bệnh tật tốt hơn. Song với bệnh xơ phổi thì hoàn toàn ngược lại. Bệnh nhân mắc xơ phổi không nên vận động nhiều bởi điều đó sẽ gây mất sức khiến tình trạng khó thở tăng lên, cực kì nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên dành ít nhất 8 giờ nghỉ ngơi mỗi đêm và thư giãn nhiều ban ngày nhằm tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho việc điều trị bệnh xơ phổi.

Trên đây là một số thông tin về bệnh xơ phổivà xơ phổi có lây không. Các bạn hãy tham khảo thật kĩ để có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời nhé!

Xem thêm:

  • Xơ phổi nên dùng thuốc nam nào tốt?
  • Giải đáp thông tin bệnh u phổi là gì?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!