Bệnh lao phổi là một loại bệnh được xếp vào danh sách các bệnh xã hội nguy hiểm bởi nó có khả năng lây nhiễm cực kỳ cao. Bệnh thường gây ra những cơn ho dai dẳng và khó thở khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Vậy khó thở khi mắc lao phổi cần làm gìlà điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề trên.
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Bệnh lao phổido vi khuẩn MTB (Mycobacterim tuberculosis) gây nên. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong không khí và lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
Làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, ẩm ướt sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh lao phổi nhiều hơn so với những người khác.
Người bình thường nếu tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao cũng có khả năng lây nhiễm bệnh lao phổi. Bệnh lao phổi có thể lây truyền qua không khí nên chỉ cần người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, bắt tay, ngồi ăn chung,... là vi khuẩn lao cũng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn và gây ra bệnh lao phổi.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thịt từ các con vật nuôi bị nhiễm khuẩn lao cũng là nguyên nhân gây bệnh lao ở phổi ở người.
Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi có những triệu chứng vô cùng rõ ràng. Nếu có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị ngay trước khi bệnh trở nên nguy hiểm:
- Ho là triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết của người bị bệnh phổi. Đặc biệt nếu bệnh nhân ho dai dẳng trên ba tuần mà không phải do viêm phổi, viêm phế quản thì rất có thể là bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn lao.
- Ho ra máu: Có tới 60% những người bị lao phổi có biểu hiện là ho ra máu. Nguyên nhân là do phổi và phế quan bị tổn thương dẫn tới hiện tượng chảy máu trong đường hô hấp.
- Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng dịch tiết do phổi và phế quản bị tổn thương những nếu người bệnh đã dùng thuốc kháng sinh một thời gian mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì phải nghĩ đến bệnh lao phổi.
- Đau ngực, khó thở là triệu chứng tiếp theo của bệnh lao phổi mà người bệnh cần lưu ý. Ho nhiều sẽ gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, gây khó khăn cho quá trình trao đổi khí.
- Sốt cao hoặc sốt nhẹ bất thường vào buổi chiều. Nếu có kèm theo các triệu chứng như ho dai dẳng, khạc đờm, ho ra máu,... thì cần đến khám và làm các xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.
- Ra mồ hôi nhiều vào ban đêm cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị bệnh lao phổi.
- Ngoài ra, người bệnh lao còn có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, da xanh xao và sút cân nghiêm trọng.
Bệnh lao phổi ngày nay đã có những phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên nếu như người bệnh không đi khám chữa kịp thời thì bệnh lao phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, dãn phế quản, suy hô hấp mãn tính, u nấm phổi,... Điều này sẽ khiến cho quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp và mất thời gian hơn.
Khó thở khi mắc lao phổi cần làm gì?
Đau ngực khó thở là triệu chứng dễ nhận thấy khi bị bệnh lao phổi khiến người bệnh cảm thấy bị shock do không khí không di chuyển được vào phổi. Nếu không biết cách điều chỉnh có thể gây ra hiện tượng ngất xỉu, nhồi máu cơ tim,...
Đầu tiên, nếu rơi vào tình trạng khó thở bạn hãy ngồi xuống và tựa đầu vào ghế, thành giường, hoặc nằm xuống, dùng tay vuốt nhẹ vào lồng ngực và phần lưng phía sau. Nên hít vào, thở ra một cách chậm dãi, đều đặn, để phổi có thể hoạt động ổn định trở lại.
Có thể mang theo thuốc bên mình hoặc để ở một nơi thuận tiện nhất mỗi khi bạn cần dùng đến. Khi bịbệnh lao phổi, bác sĩ sẽ kê cho bạn một vài loại thuốc chống lao thông dụng nhất như: Isoniazid, Rifampicin, Ethambutol, Pyrazinamid. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi uống thuốc.
Ngoài ra để giảm thiệu các triệu chứng khó thở do bệnh lao phổigây ra bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như: rau xanh, hoa quả, các loại thịt, trứng gà, các loại đậu đỗ, ngũ cốc, gan động vật,... để điều trị chứng khó thở khi mắc bệnh lao phổi.
Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn, chè đặc, cafe, thuốc lá, thuốc lào.
Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Bên cạnh đó, cần phải tránh xa những nơi có môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn. Hãy luôn chú ý theo dõi những triệu chứng của bệnh lao phổivà đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương án điều trị bệnh tốt nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!