Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy bị quai bị thì nên uống thuốc gì? Hay có phương pháp gì để chữa bệnh quai bị? Sau đây, là thông tin về các loại thuốc chữa quai bị mà Lily & WeCare cung cấp cho các bạn.
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị hay theo cách gọi trong dân gian bệnh má chàm bàm là bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua.
Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác. Bệnh quai bị dễ dàng truyền nhiễm từ người này sang người khác, thông qua đường hô hấp: nước bọt, ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân.
Bệnh có nguy cơ lây lan cao, trở thành dịch bệnh xảy ra khắp nơi, đặc biệt ở những nơi tập thể đông đúc như: trường học, nhà trẻ, khu vui chơi... Hơn nữa vào mùa Đông và mùa Xuân bệnh quai bị càng phát tán do nhiệt độ bị hạ thấp nên mầm bệnh dễ phát tán.
Nguyên nhân bệnh quai bị
Như đã nói ở trên thì nguyên nhân xuất phát bệnh quai bị là do virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Đây là loại virus có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả năng những người xung quanh bị lây lan rất cao. Cụ thể, những con đường lây nhiễm của bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.
- Ăn uống chung với người mắc bệnh.
- Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,... với người bệnh.
- Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ người lớn mắc bệnh quai bị không cao.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Thời kỳ ủ bệnh
Từ sau khi tiếp xúc với virus khoảng 14-25 ngày, thay đổi từ 2- 4 tuần, trung bình 17 – 18 ngày; thời kỳ này không có triệu chứng nào cụ thể.
Thời kỳ khởi phát
- Suy nhược, kém ăn, miệng cảm giác khô.
- Mệt mỏi toàn thân, khó chịu, đau đầu.
- Bị sốt nhẹ, không kèm lạnh run.
- Đau họng và đau góc hàm.
- Vùng bị sưng không bị nóng, cũng không bị sung huyết.
- Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau gia tăng khi thăm khám hoặc khi nhai.
Thời kỳ toàn phát
- Tuyến mang tai sưng to (thông thường tối đa 2 – 3 ngày) và đau nhức một bên, sau đó lan qua bên đối diện và tuyến nước bọt khác, cao điểm 1 tuần sau đó nhỏ lại.
- Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan đến cung dưới xương gò má, lan đến dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên tuyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không biểu hiện các triệu chứng như trên, khiến không ít người bị nhầm lẫn giữa bệnh quai bệnh và các bệnh khác (viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến mang tai,...)
Thời kỳ hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần; các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.
Mẹ quai bị có thể cho con bú được không?
Thần kỳ công dụng điều trị quai bị của hạt gấc
Mách mẹ cách điều trị quai bị bằng vôi
Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Quai bị có gây vô sinh ở nữ giới hay không?
Bị quai bị uống thuốc gì
Cho đến nay, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Tuy nhiên đây là bệnh lành tính, vì vậy đôi khi không cần dùng thuốc, chỉ cần chú ý chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý, sau 7-10 ngày, bệnh sẽ tự giảm đến 95%.
- Bệnh nhân sau khi có biểu hiện cần được cách ly ít nhất 2 tuần để tránh lây nhiễm bệnh sang cho người khác.
- Chú ý nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động, tuyệt đối không chạy nhảy nhằm tránh gây ra biến chứng.
- Vì quai bị gây sưng amidan, sưng vùng mang tai do đó người bệnh sẽ thấy đau đớn mỗi khi nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn, để giảm thiểu cơn đau cũng như giúp sức khỏe được phục hồi, bạn nên ăn các món mềm như cháo, súp, các loại nước ép rau củ...
- Trong trường hợp đau đớn khó chịu đồng thời sốt cao, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc quen thuộc như paracetamol (cẩn thận khi dùng paracetamol cho người mắc bệnh gan), ibuprofen hay corticoid. Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt tuy nhiên nó có thể gây nhiều phản ứng phụ.
Bên cạnh các phương pháp trên thì bệnh nhân bị quai bị uống thuốc gì có thể tham khảo thêm các món ăn bài thuốc sau đây để có thể giúp khống chế sự phát triển của virus tốt hơn:
- Bài thứ nhất dùng đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
- Cách thứ 2 bạn dùng đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
- Bài thứ 2 dùng hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.
- Bài thuốc cuối cùng sử dụng mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.
Xem thêm:
- Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?
- Kiêng gì khi mắc bệnh quai bị?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!