Viêm gan là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng không tốt cho gan cũng như cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần điều trị bệnh sớm và điều trị bệnh khoa học. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng bị viêm gan có phải uống thuốc suốt đời hay không.
Bị viêm gan có phải uống thuốc suốt đời?
Có rất nhiều người bệnh khi mắc bệnh viêm gan lo lắng về việc sử dụng thuốc khi mắc bệnh viêm gan. Viêm gan là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến xơ gan, chai gan hoặc ung thư gan nếu như không được điều trị bệnh sớm. Khả năng dẫn đến biến chứng của căn bệnh này ngày càng cao nếu như người bệnh thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc là có lối sống sinh hoạt không đúng đắn.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan cần làm các xét nghiệm để tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh, mức độ bệnh cũng như tình trạng tổn thương gan ở người bệnh viêm gan để có hướng điều trị bệnh đúng đắn. Để điều trị bệnh viêm gan hiện nay chúng ta thường sử dụng các loại thuốc khống chế virus viêm gan.
Viêm gan có phải uống thuốc suốt đời không? Do hiện nay chưa có thuốc nào có thể đào thải hoàn toàn virus viêm gan ra khỏi cơ thể, các thuốc đang điều trị hiện nay chỉ có thể ức chế sự nhân lên của virus viêm gan chứ không loại bỏ hoàn toàn, do đó nếu dừng thuốc thì có khả năng virus viêm gan có thể bùng phát trở lại và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều so với thời điểm hiện tại. Vì thế có rất nhiều trường hợp mắc viêm gan không được dừng thuốc, phải dùng thuốc lâu năm và có thể là suốt đời.
Một số trường hợp điều trị viêm gan đạt hiệu quả cao thì có thể xem xét ngưng dùng thuốc, tuy nhiên những trường hợp này vẫn phải theo dõi chặt chẽ vì vẫn có nhiều khả năng tái phát. Vì vậy trường hợp của bạn có cần dừng thuốc hay sử dụng thuốc suốt đời hay không thì bạn cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ trách điều trị.
Trường hợp đáp ứng điều trị tốt, thông thường bác sĩ thường kê thuốc uống liên tục và tái khám 3 tháng/1 lần. Ngoài các xét nghiệm men gan, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số đánh giá chức năng thận, chức năng gan, đồng thời tầm soát biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Hãy nhớ điều trị viêm gan là cả một quá trình và điều trị khó kiểm soát, nên dù cho kết quả có đáp ứng tốt, người bệnh vẫn cần phải được thăm khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý ngừng hoặc dùng thêm thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh và điều trị viêm gan cần chú ý những gì?
Bệnh viêm gan là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan cũng như sức khỏe của người bệnh. Bệnh viêm gan cũng là căn bệnh có diễn biến bệnh khó lường, biểu hiện bệnh âm thầm, khó nhận biết. Người bệnh cần điều trị sớm để có thể khống chế bệnh hiệu quả nhất thì người bệnh cần:
- Đối với người chưa có miễn dịch với virus viêm gan cần tiêm phòng. Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
- Nếu mẹ xét nghiệm có HBsAg dương tính thì trẻ sinh ra cần được dùng globulin miễn dịch, đồng thời tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ ngay sau khi sinh.
- Đối với những người viêm gan virus B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị của bác sĩ cần được theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm chuyên khoa.
- Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan.
- Dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng trong điều trị viêm gan. Nếu bạn kết hợp việc điều trị với một chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
- Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh. Kiêng rượu, bia và thuốc lá. Cố gắng ngủ sớm, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao và đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng...
- Khi bạn đang điều trị viêm gan thì chắc chắn bạn đang phải sử dụng một số loại thuốc như: như interferon, lamivudin... Một số người có thể đáp ứng tốt với thuốc một số người thì ngược lại và có thể xảy ra một vài triệu chứng như đau cơ, buồn nôn và mệt mỏi. Bởi vậy việc kiểm tra định kỳ là một việc làm bắt buộc bạn phải thực hiện khi điều trị viêm gan
- Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan thì việc tuân thủ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa đóng ý nghĩa rất quan trọng, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng bất cứ phương pháp trị bệnh nào vì có thể gây ra việc nhờn thuốc hoặc tổn thương gan do thuốc làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thông qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã biết được viêm gan có phải uống thuốc suốt đời hay không. Hãy chăm sóc cho lá gan của bạn thật tốt. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi tiết gói xét nghiệm Sàng lọc virus viêm gan
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Đánh giá các tế bào máu ngoại vi và chức năng tạo máu của tủy xương để góp phần chẩn đoán các bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu (nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu).
- Xét nghiệm GGT: Chức năng gan: đánh giá viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan...
- Xét nghiệm ALT (GPT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
- Xét nghiệm AST (GOT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
- Xét nghiệm HBsAg: Sàng lọc viêm gan do virus viêm gan B
- Xét nghiệm Anti-HBs (ELISA): phát hiện kháng thể kháng virus viêm gan B
- Xét nghiệm Anti-HCV (ELISA): Kháng thể chống virus viêm gan C, chẩn đoán, theo dõi viêm gan C.
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Điều trị bệnh gan với y học cổ truyền
Trị bệnh gan bằng y học cổ truyền như thế nào?
Tiêm phòng trước khi mang thai có cần thiết không?
Những loại thuốc bổ gan được đánh giá tốt nhất thị trường hiện nay
Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì và cách điều trị như thế nào?
Xem thêm:
- Vì sao viêm gan B không nên ăn thịt dê?
- Dính máu của người viêm gan B cần làm những xét nghiệm gì để an tâm?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!