Bệnh quai bị là một dạng bệnh nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và triệt để. Bệnh xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng nguy hiểm của quai bị sẽ khiến cho bệnh nhân phải chịu những tổn thương về sau này. Qua bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cùng độc giả tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Những điều cần biết về quai bị
Bệnh quai bị còn có tên gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến tai do loại virus quai bị gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trưc tiếp qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, nói hoặc hắt hơi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng phổ biến là tuyến nước bọt mang tai bị viêm không hóa mủ.
Bệnh không phân biệt trẻ em hay người lớn, nhưng đối tượng là trẻ em thì dễ bị quai bị tấn công nhiều hơn. Dịch quai bị thường bùng phát vào mùa lạnh, lúc đó hệ miễn dịch không được khỏe mạnh, nhất là với trẻ em. Vậy nên, khi trẻ em tiếp xúc với người bệnh, nếu không được tiêm phòng hoặc chưa từng bị bệnh thì nguy cơ bị mắc bệnh là rất cao.
Theo nghiên cứu, virus quai bị có khả năng sống ở trong nước tiểu từ 2 – 3 tuần, do đó mà bệnh có thể lây qua đường phân và nước tiểu của người bệnh. Khi mới bị virus quai bị tấn công, người bệnh sẽ thấy khó chịu, nhức đầu, sợ gió, đau trước tai, cảm thấy khó nhai nuốt (trong thời gian từ 1 – 2 ngày). Lúc này, bệnh nhân sẽ sốt cao (từ 39 – 40 độc C) trong thời gian từ 3 – 4 ngày, bị chảy nước bọt. Một bên má của người bệnh sẽ sưng to, sau 1 hoặc 2 ngày sẽ lan sang bên kia và gây đau nhức khi nuốt nước bọt (Theo Baomoi).
Thường thì khi trẻ mắc bệnh quai bị có thể tự điều trị bệnh ở nhà. Thế nhưng, nếu xảy ra hiện tượng sưng to bộ phận sinh dục, bị ói mửa, nhức đầu, sốt cao thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu không, trẻ rất dễ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của quai bị, ảnh hưởng về lâu dài.
Những biến chứng khó lường của bệnh quai bị
Theo Ths.BS. Vũ Mạnh Cường - Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, bệnhquai bị ở người lớn tuy ít gặp nhưng biến chứng và diễn biến thường nặng hơn so với trẻ em. Những biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải gồm:
Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn
Tỷ lệ thường là 20 – 35% ở những người sau tuổi dậy thì mắc bệnh. Biến chứng sẽ xuất hiện sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 – 10 ngày nhưng cũng có thể sẽ xuất hiện trước hoặc đồng thời với bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị tinh hoàn sưng to, bị đau và mào tinh căng. Tình trạng viêm và sốt này sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày, có tới 50% số trường hợp bệnh nhân sẽ bị teo tinh hoàn và có thể sẽ dẫn tới tình trạng giảm mất số lượng tinh trùng và bị vô sinh.
Viêm buồng trứng ở nữ
Khi nữ bị quai bị, sẽ có biến chứng về viêm buồng trứng. Có khoảng 7% ở nữ sau khi bước vào tuổi dậy thì nhưng hiếm khi dẫn tới vô sinh. Với những phụ nữ bị quai bịtrong 3 tháng đầu của thai kỳ còn có thể bị sảy thai hoặc sinh con ra dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì sẽ sinh non hoặc thai bị chết lưu.
- Gây ra nhồi máu ở phổi: Nhồi máu ở phổi là tình trạng một vùng phổi thiếu máu nuôi dưỡng, lâu dần dẫn tới hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi chính là biến chứng dễ gặp khi bị quai bị sau khi viêm tinh hoàn vì nó là hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
- Có thể gây viêm tụy: Có khoảng 3 – 7% số người bị quai bị có thể bị viêm tụy. Bệnh nhân sẽ bị đau bụng nhiều, thường bị buồn nôn và thậm chí còn bị tụt huyết áp.
- Tổn thương thần kinh: Biến chứng của quai bị còn gây ra tổn thương thần kinh với tỷ lệ là 0,5% bị viêm não. Bệnh nhân sẽ có các hiện tượng như: tính tình thay đổi, khó chịu, cảm thấy nhức đầu, rối loạn tri giác và thị giác, bị co giật, đầu to do não bị úng thủy. Người bệnh còn bị tổn thương thần kinh sọ não nên bị điếc, thị lực giảm, viêm tủy sống cắt ngang, bị viêm đa rễ thần kinh
- Ngoài ra, bệnh quai bị còn gây ra một số biến chứng khác như: viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (nên giảm thị lực tạm thời), viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu...
(Các số liệu lấy theo nguồn báo Nhân dân)
Làm sao để phòng ngừa và điều trị quai bị hiệu quả?
Để phòng ngừa và điều trịquai bị hiệu quả, người bệnh nên thực hiện những điều như sau:
- Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện ra bệnh, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng bị sưng đau, hạ sốt và giảm đau toàn thân bằng paracetamol.
- Với những người bị viêm tinh hoàn do quai bị: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giúp giảm đau, nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
- Tiêm vaccine phòng quai bị là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu bị bệnh. Vaccine có tác dụng kích thích trẻ sản sinh ra kháng thể kháng lại quai bị, kháng thể này đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm là vào từ 6 – 7 tuần.
- Tiêm chủng khẩn cấp cho những trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và những người lớn nếu đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắcquai bị, cũng chưa từng tiêm chủng theo lịch phòng bệnh.
Bài viết trên đây của Lily & WeCare là những biến chứng nguy hiểm của quai bị để độc giả tham khảo thêm. Khi có những dấu hiệu bất thường của bệnh nên khẩn trương tới gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời, tránh để lại những biến chứng về sau.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!