Những điều cần tránh khi bị quai bị

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/29/2024

Khi mắc quai bị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và quan trọng là phải thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống hợp lý.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị riêng cho bệnh quai bị. Tuy nhiên, bệnh nhân khi phát hiện dấu hiệu bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và quan trọng là phải thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống hợp lý.

Quai bị thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Đây là bệnh nhiễm trùng do một loại siêu vi gây ra, biểu hiện đặc trưng là sưng các tuyến nước bọt. Người lớn cũng có thể mắc bệnh quai bị.

Dịch quai bị thường xảy ra vào giữa cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu bạn bị nhiễm virus quai bị một lần, khả năng tái phát là rất hiếm.

Do các tuyến nước bọt bị sưng trong quá trình phát bệnh, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc cảm thấy không ngon miệng. Do vậy mà chế độ ăn với các loại thức ăn lỏng dễ nuốt được khuyến cáo áp dụng trong khoảng thời gian này. Chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh hoặc giúp giảm bớt sự sưng viêm, cảm giác mệt mỏi và khó chịu đi kèm.

Chế độ ăn uống dành cho người bị quai bị

Dưới đây là một số lưu ý để bạn có một chế độ ăn kiêng thích hợp:

Tránh các loại quả có múi và axit xitric

Những thực phẩm có múi có xu hướng khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Vitamin C

Vitamin C là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn kiêng. Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây và các nguồn khác thay vì trái cây có múi, chẳng hạn như rau lá xanh, dưa đỏ và xoài. Nước trái cây (trừ cam, quýt) và súp rau là những lựa chọn lý tưởng giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

Lựa chọn thức ăn mềm

Bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt mà không cần nhai vì khi bị quai bị, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để nhai do bị sưng một số vùng trên mặt. Các loại thực phẩm này bao gồm bột yến mạch và cháo hoặc một số loại thực phẩm tương tự.

Tránh những thực phẩm khó tiêu

Bạn nên tránh một số thực phẩm như thịt vì chúng rất khó tiêu và khó nuốt.

Tránh các thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến thường chứa các chất phụ gia có thể gây hại trong thời gian bạn bị bệnh. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu, mỡ sẽ làm trầm trọng bệnh hơn, vì vậy bạn cũng cần loại các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của mình.

Sử dụng gia vị có lợi

Một số loại gia vị như tiêu, gừng và tỏi rất có lợi trong điều trị bệnh quai bị.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Trong thời gian bị quai bị, bạn cần uống nhiều nước để duy trì lượng nước cho cơ thể.

Hướng dẫn cách giảm đau khi bị quai bị

Một số bước có thể giúp giảm đau, khó chịu, mệt mỏi và giữ cho người thân không bị lây bệnh như sau:

  • Nghỉ ngơi trên giường bệnh cho đến khi hết sốt;
  • Cách ly hoặc giữ khoảng cách với bệnh nhân để tránh nguy cơ lây lan bệnh. Người bị quai bị có thể lây truyền bệnh trong vòng một tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh;
  • Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol hoặc những thuốc khác) hoặc thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin IB hoặc các thuốc khác) để giảm triệu chứng. Người lớn có thể sử dụng aspirin. Cần cẩn thận khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục sau các triệu chứng giống cúm không nên dùng aspirin, do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm có nhưng có khả năng đe dọa mạng sống đối với những đứa trẻ này;
  • Chườm khăn ấm hoặc lạnh để giảm bớt sự đau đớn của các tuyến bị sưng lên;
  • Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ hoặc chườm khăn lạnh để giảm đau tinh hoàn.

Bên cạnh việc tự chăm sóc và lựa chọn một chế độ ăn kiêng thích hợp, đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp của bác sĩ để có sự tư vấn chuyên nghiệp và chính xác bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Quai bị có dẫn đến vô sinh không? Bác sĩ trả lời: “Hiếm khi”
  • Bệnh quai bị và cách phòng tránh
  • Cẩm nang vàng giúp bố mẹ đối phó với căn bệnh quai bị ở trẻ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!