Những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Bệnh quai bị là một dạng bệnh do virus quai bị gây ra, có tính truyền nhiễm lây lan cực kỳ cao và lây trực tiếp qua đường hô hấp. Thông thường, bệnh có xu hướng chuyển thành dịch,. Tuy là căn bệnh lành tính nhưng nếu để gây ra biến chứng thì lại vô cùng tai hại – điển hình là viêm tinh hoàn ở trẻ trai và viêm buồng trứng ở trẻ gái. Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ.

Bệnh quai bị là một dạng bệnh do virus quai bị gây ra, có tính truyền nhiễm lây lan cực kỳ cao và lây trực tiếp qua đường hô hấp. Thông thường, bệnh có xu hướng chuyển thành dịch,. Tuy là căn bệnh lành tính nhưng nếu để gây ra biến chứng thì lại vô cùng tai hại – điển hình là viêm tinh hoàn ở trẻ trai và viêm buồng trứng ở trẻ gái. Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ.

Điều cần biết về bệnh quai bị

Bệnh quai bị xuất hiện chủ yếu và nhiều nhất là vào mùa đông - xuân. Đây là bệnh lành tính, dễ chữa nhưng biến chứng của bệnh lại thuộc dạng vô cùng nguy hiểm. Bệnh lại chưa có thuốc đặc trị và có thể gặp ở tất cả mọi người. Đối tượng của bệnh gặp chủ yếu ở trẻ trên 2 tuổi, bệnh lây lan cực nhanh thông qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của bệnh nhân.

Thời gian ủ bệnh rơi vào khoảng từ 14 - 28 ngày, phần lớn bệnh nhân khi nhiễm virus quai bị sẽ thường thấy cơ thể khó chịu khó tả khoảng 1 - 2 ngày rồi các triệu chứng mới xuất hiện như kém ăn, sốt cao, cảm lạnh, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai cũng dần sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi lại giảm sưng dần dần trong khoảng 1 tuần.

Các triệu chứng đặc trưng và rõ rệt nhất có thể kể đến là bệnh nhân bị sốt cao khoảng 39 - 40 độ C trong tầm 3 - 4 ngày (biến chứng viêm não nguy hiểm), bệnh nhân có dấu hiệu chảy nước dãi và má bị phình lên sưng to (sưng một hoặc cả 2 bên má) gây đau khi nuốt nước bọt do tuyến nước bọt ngừng hoạt động (vì vậy còn đi kèm với chứng khô miệng).

Những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ

Bệnh nếu được phát hiện kịp thời thì chỉ cần qua vài phương pháp trị bệnh đơn giản như kiêng nước, kiêng gió, đắp lá... thì bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Và sau đó bệnh nhân sẽ được miễn dịch với bệnh suốt đời – tức không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra 3 biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau:

- Sưng tinh hoàn

- Sưng buồng trứng

- Biến chứng viêm não hoặc viêm màng não: Đây cũng là biến chứng nguy hiểm không kém với 2 biến chứng trên, và thường xuất hiện sau 7 - 10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và bệnh nhân bị cứng cổ.

Vì vậy, mặc dù bệnh là lành tính, dễ chữa nhưng các bậc phụ huynh phải hết sức nhanh chóng chữa trị cho con em mình và không được coi thường các biến chứng của bệnh. Và phải luôn nhớ ràng hiện nay, bệnh quai bị chưa có bất kỳ một loại thuốc nào điều trị đặc trị nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Phòng tránh bệnh quai bị tái phát

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai: “Tất cả mọi người cần phải biết đến những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ nói riêng và với tất cả mọi người nói chung”. Những lưu ý đó được liệt kê như sau:

- Khi trẻ nhỏ được xác định đã nhiễm quai bị thì nhất định cần được hạ sốt nhanh chóng. Đồng thời cách ly người bệnh khoảng 2 tuần với cộng đồng từ khi phát hiện ra bệnh đi kèm với việc kiêng nước lạnh, kiêng gió.

- Vệ sinh răng miệng trẻ nhỏ thật sạch sẽ. Có thể áp dụng phương pháp súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng để sát khuẩn họng, và giúp giảm tình trạng khô miệng.

- Lập chế độ ăn uống cho trẻ bằng các thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý hạn chế hoặc tốt nhất là không cho trẻ ăn đồ nếp, cá mè, thịt gà, cá chép, ba ba.

Những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ

- Chú trọng vào việc bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch của bé.

- Trong trường hợp trẻ bị sốt cao liên tục và không thể hạ sốt được cho trẻ, đồng thời thấy xuất hiện các triệu chứng lạ thì cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện. Tốt nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh quai bị.

- Hiện nay, bệnh đã có thể được miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc-xin 3 trong 1 – tức 1 mũi vắc-xin chống 3 bệnh là sởi - quai bị - rubella.

- Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Đồng thời không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để chữa bệnh cho trẻ nhằm tránh trường hợp trẻ bị nhiễm độc.

- Để trẻ được nghỉ ngơi và hạn chế vận động.

Lưu ý:

- Vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi.

(Nguồn: Báo Trí Thức Trẻ)

Qua bài viết này, Lily & WeCare đã cung cấp những lưu ý nhằm phòng bệnh quai bị tái phát ở trẻ nhỏ cho các bậc phụ huynh để giúp trẻ được an toàn trước căn bệnh này. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!