Nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ?

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ vô sinh, viêm não, hoặc thậm chí viêm màng não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ là gì? Sau đây, Lily & WeCare sẽ liệt kê nguyên nhân dẫn đến bị quai bị ở trẻ em để các mẹ biết và phòng tránh cho trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ vô sinh, viêm não, hoặc thậm chí viêm màng não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ là gì? Sau đây,Lily & WeCaresẽ liệt kê nguyên nhân dẫn đến bị quai bị ở trẻ em để các mẹ biết và phòng tránh cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh quai bị

Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi...

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.

Nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bệnh quai bị bao gồm các cơn sốt, khó chịu, đau họng,... Khi thấy trẻ sốt, khó chịu, đau họng, kém ăn, hãy kiểm tra mang tai trẻ, khi thấy sưng to dần hãy nghĩ ngay đến quai bị. Khi trẻ bị bệnh quai bị, tuyến mang tai sưng to khoảng 3 ngày rồi giảm dần đi, có thể sưng 1 hay cả 2 bên vùng mang tai. Trẻ có cảm giác khó nuốt, nói cũng khó khăn hơn. Phần bị sưng gây đau nhưng không nóng, không tấy đỏ lên, khác với các trường hợp viêm nhiễm khác.

Tuy nhiên, mầm bệnh có thể lây cho người lành 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Thông thường, quai bị có thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày.

Dựa vào dấu hiệu và triệu chứng gì để xác định bệnh quai bị?

Chẩn đoán bệnh quai bị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Trong một số trường hợp việc phải chẩn đoán phân biệt cũng phải đặt ra giữa viêm tuyến nước bọt do quai bị với các viêm tuyến nước bọt do các nguyên nhân nhiễm khuẩn, do tác động của một số thuốc điều trị, do nhiễm độc hóa chất hoặc chẩn đoán phân biệt với trường hợp tắc tuyến nước bọt do mổ.

Nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ?

Điều trị khi trẻ bị bệnh quai bị

Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:

  • Bố mẹ cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

  • Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn những loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.

  • Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).

  • Đặc biệt khi trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

  • Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

  • Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối.

Nguyên nhân mắc quai bị ở trẻ nhỏ?

  • Nếu có sẵn lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc và cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy... cần cho đi bệnh viện.

  • Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.

  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.

  • Chườm nóng vùng góc hàm.

  • Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!