Nếu ăn trọn cú đá vào mặt, chấn thương Văn Hậu phải gặp sẽ như thế nào? Góc nhìn từ những pha chấn thương tương tự
Trong lịch sử bóng đá, có không ít pha vào bóng quyết liệt, những pha lăn xả của cầu thủ đã dẫn đến những chấn thương vùng đầu nguy hiểm. Còn nhớ sau trận chung kết World Cup 2010, trọng tài Nicola Rizzoli, người điều khiển trận bóng đã có một tiết lộ gây sốc khi cho biết tiền vệ Christopher Kramer của tuyển Đức bị mất trí nhớ tạm thời sau pha va chạm với Garay bên phía Argentina. Tiền vệ này chỉ kịp thi đấu thêm 14 phút nữa rồi phải nằm sân và bị thay ra. Trước khi nằm sân, Kramer đã tiến đến và hỏi ông trọng tài người Ý: 'Đây là trận chung kết phải không?' (!)
Một pha va chạm khác là của John Terry và Abou Diaby trong trận chung kết Carling Cup 2007 giữa Arsenal và Chelsea. Trung vệ Terry bên khía Chelsea đã ăn trọn cú đá của tiền vệ bên phía Arsenal. Anh đã phải rời sân bằng cáng và thở máy oxy sau 7 phút sơ cứu. Rất may tình trạng của trung vệ người Anh được kết luận là không nguy hiểm và anh được xuất viện sau thời gian theo dõi.
Văn Hậu đã có thể ăn một cú đá nguy hiểm hơn thế này
Nhưng đáng sợ và ám ảnh nhất là pha chấn thương của thủ môn Petr Cech trong trận Chelsea gặp Reading năm 2006. Petr Cech nằm bất tỉnh, hôn mê sâu sau pha va chạm, và anh tức tốc được chuyển đến bệnh viện. Ở đó, các bác sỹ chẩn đoán thủ môn người Cech bị bỡ hộp sọ, 2 mảnh sọ cắm sâu hơn 1mm khiến tính mạng của anh bị đe doạ thực sự. Tai nạn này đã ám ảnh Petr Cech cả đời. Mặc dù đã bình phục và trở lại thi đấu, từ đó về sau, anh luôn đội một chiếu mũ bảo hiểm khi đứng trong khung thành.
Chấn thương của Petr Cech là tai nạn đáng sợ nhất của giải Ngoại Hạng Anh
Những chấn thương vùng đầu còn để lại nhiều di chứng về sau
Não bộ là một cơ quan mỏng manh và thường được bảo vệ tốt bởi hộp sọ của chúng ta. Nhưng với một va chạm đột ngột, áp lực của va chạm này sẽ khiến các neuron (làm nhiệm vụ chuyển thông tin) bị kéo căng và đứt đoạn. Điều này không chỉ làm gián đoạn khả năng giao tiếp của hơn 90 tỉ neuron, mà khi các sợi trục neuron bị đứt bắt đầu thoái hoá, chúng giải phóng các độc tố làm chết các neuron khác.
Một neuron bị đứt có thể làm chết rất nhiều neuron xung quanh
Chuỗi sự kiện này gây ra chấn động não. Các tổn thương của chấn động não có thể biển hiện dưới nhiều dạng khác nhau như bất tỉnh, mờ mắt, đau đầu, thay đổi tâm trạng và hành vi, mất thăng bằng, các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ, giấc ngủ và bùng phát lo âu, cảm giác trầm cảm. May mắn là những chấn thương này sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần và chứng năng não có thể hồi phục hoàn toàn bằng cách nghỉ ngơi thật nhiều và hoạt động dần dần trở lại. Việc này giúp não bộ tự phục hồi.
Đôi khi những người bị chấn động não còn phải chịu những triệu chứng hậu sang chấn suốt vài tháng hay vài năm sau tổn thương. Họ có thể phải trải qua những cơn đau đầu dai dẳng, khó học tập và vấn đề trong ứng xử ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Cố gắng vận động khi đang bị chấn động não, dù chỉ vài phút, hay quay trở lại chơi thể thao quá sớm sau khi bị sang chấn làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
So sánh bộ não bình thường (bên trái) và não bị chấn thương não mãn tính (bên phải)
Trong một số trường hợp, rất khó để chẩn đoán chấn động não vì những triệu chứng thường hiểu hiện rất chậm. Điều này đặc biệt đúng với những va chạm tiểu chấn, là những va chạm có lực tác vào đầu nhẹ hơn so với các va chạm gây chấn động não. Một dạng va chạm tiểu chấn mà không nhiều người để ý là những pha đánh đầu trong bóng đá. Loại tổn thương này không gây nên những triệu chứng rõ rệt ngay, nhưng có thể dần dẫn đến các bệnh suy não trầm trọng nếu những va chạm này lặp lại liên tục. Bệnh được gọi là chấn thương não mãn tính, người bệnh sẽ phải gặp những biến đổi về tâm lý và hành vi khi họ 30-40 tuổi, kéo theo những vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ, một số trường hợp còn dẫn đến bệnh đãng trí.
Những lưu ý để bảo vệ bản thân khi chơi thể dục thể thao
Chấn thương vùng đầu thường là những pha nguy hiểm và hiếm gặp, nhưng chấn thương khi chơi thể dục thể thao nói chung thì phổ biến hơn thể. Đối với người trẻ hiện đại, thể thao là một phần không thể thiếu cho cuộc sống cân bằng, mang lại sức khoẻ và tinh thần thoải mái. Và để giữ đúng giá trị của nó, phòng tránh chấn thương là việc cần làm.
Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, hãy đảm bảo bạn khởi động kỹ và làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu. Việc này giúp linh hoạt các khớp xương cũng như đẩy nhanh lưu thông máu tới các cơ bắp. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn chơi thể dục thể thao vào sáng sớm, thời tiết lạnh và cơ thể chưa được làm ấm có thể gây đột quỵ. Hãy chơi đúng luật, mang đồ bảo hộ nếu cần thiết và không chơi thể thao khi chấn thương. Cuối cùng, đừng uống rượu bia sau khi chơi thể thao, nó không ảnh hưởng đến cơ thể của bạn ngay, nhưng nguy cơ chấn thương do tác động của cồn vào cơ thể sẽ tăng dần theo thời gian.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!