Biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh các mẹ phải nhớ kỹ

Kiến Thức Y Học - 11/27/2024

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi và chảy nước mũi là những biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần theo dõi thường xuyên và tìm cách chữa trị phù hợp nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé của bạn.

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi và chảy nước mũi là những biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần theo dõi thường xuyên và tìm cách chữa trị phù hợp nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé của bạn.

Biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh các mẹ phải nhớ kỹ

Biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng của cảm lạnh và cúm mùa khá giống nhau, sau khi nhiễm phải virus 24 - 48 tiếng sau thường biểu hiện các triệu chứng sau:

- Sốt: Đa số trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thì đều có sốt. Cảm cúm thì thường sốt cao đột ngột, có thể trên 38,5-39 độ C. Cảm lạnh thông thường thì sốt nhẹ hơn, tuy nhiên cũng có trẻ sốt cao hoặc là không sốt.

- Hội chứng viêm long đường hô hấp trên: Khởi đầu là ho khan, sau 1-3 ngày có thể ho có đờm. Nghẹt mũi, ở trẻ lớn thì đã biết kêu ngạt mũi, nói giọng mũi, há miệng thở, ngủ ngáy. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, lăn lộn khó ngủ, đang bú thì buông ra để thở hổn hển đó là dấu hiệu của tắc mũi.

- Sổ mũi: Dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh hoặc vàng.

Biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh các mẹ phải nhớ kỹ

- Nhày mũi: trẻ có thể bị hắt hơi trước đó như là một báo hiệu của bệnh.

- Hội chứng đau: Đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ bị cảm cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói chuyện thường chỉ thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.

- Các biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinhkhác: Trẻ biếng ăn do thay đổi khẩu vị, do nghẹt mũi nên khó khăn trong ăn uống, trẻ bị cúm thường sợ mùi thức ăn, buồn nôn, nôn.

- Trẻ lớn đã biết kêu đau rát cổ họng, cảm giác khô, nuốt đau, nổi hạch vùng cổ. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể gặp chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu phân lỏng đôi khi gặp. Phát ban cũng có thể gặp trong một số trường hợp, nếu có thường xuất hiện sau sốt 2-3 ngày.

Cách điều trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Hầu hết thời gian, có thể ở nhà cùng em bé. Hãy xem xét các đề xuất về cách chữa bệnhcảm cúm ở trẻ sơ sinh sau đây:

Cung cấp nhiều chất lỏng

Chất lỏng rất quan trọng để tránh mất nước. Khuyến khích em bé hấp thụ số lượng chất lỏng nhiều hơn bình thường. Nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú thì tăng cường bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp thêm miễn dịch bảo vệ từ các vi trùng gây cảm cúm.

Làm loãng các chất nhầy

Bác sĩ có thể khuyên nên nhỏ nước muối vào mũi để lỏng nhầy mũi. Hãy cho bé đi khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung những toa thuốc nếu cần

Biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh các mẹ phải nhớ kỹ

Hút mũi của bé

Mẹ để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt, xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé sau đó hút; lấy giấy/khăn lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả đàm nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết dịch mũi, những lần sau bé sẽ quen và không ói nữa. Mẹ nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ hơn.

Trong quá trình sử dụng, các mẹ luôn luôn phải chú ý không được hút mũi cho bé quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi hút mạnh, mô mũi có thể bị viêm, có thể khiến tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.

Làm ẩm không khí

Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Để ngăn ngừa nấm mốc phát triển, thay nước hàng ngày và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để làm sạch các bộ phận. Cũng có thể giúp đỡ để ngồi với em bé trong một phòng tắm ướt cho một vài phút trước khi đi ngủ.

Phòng chống cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm thông thường thường lây lan qua các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Những cách phòng tránh bệnhcảm cúm ở trẻ sơ sinhbao gồm:

- Tiêm phòng bệnh cho trẻ: Trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng bệnh theo quy định của Bộ y tế. Cha mẹ nên chú ý đến lịch tiêm phòng để đưa trẻ đi tiêm đúng giờ. Sau khi chủng ngừa, trẻ có mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ hơn rất nhiều.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh: Muốn ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh thì không nên cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh. Cảm cúm dễ lây lan qua hô hấp, trong gia đình có người thân bị cảm cúm thì nên tránh xa khu vực của trẻ sơ sinh.

- Vệ sinh cho trẻ: để ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinhlà phải vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, nhất là bàn tay, tai mũi họng của trẻ.

- Làm sạch đồ chơi cho trẻ: Mầm bệnh có thể trú ngụ ở đồ chơi rồi lây bệnh cho trẻ. Đồ chơi của trẻ bằng bông, vải,...thì nên được giặt thường xuyên. Các loại đồ chơi bằng nhựa thì nên được định kỳ rửa sạch, phơi khô.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!