BS Đặng Phương Liên: Điều trị thoái hóa xương khớp ở tuổi trung niên

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh thoái hóa xương khớp có thể xuất hiện tại bất cứ khớp xương nào trong cơ thể.

BS Đặng Phương Liên: Điều trị thoái hóa xương khớp ở tuổi trung niên

Thoái hóa xương khớp hay gặp ở người 40-50 tuổi, phụ nữ sau khi mãn kinh. Bệnh hầu như không có triệu chứng, các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi xương và hệ thống bao hoạt dịch của khớp bị tổn thương thực sự.

Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm với những giai đoạn được cải thiện theo cảm nhận chủ quan. Các triệu chứng thường xấu đi theo thời gian.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do lão hóa mô khớp, sụn khớp được tưới máu và nuôi dưỡng kém, dẫn đến mất tính đàn hồi và khô cứng; chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng tác động nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp...

Những người quá cân, béo phì cũng thường mắc chứng thoái hóa khớp do các khớp luôn trong tình trạng chịu một trọng lượng lớn tì đè, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra, những yếu tố về thời tiết, khí hậu... cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện.

Cùng với thoái hóa khớp, nhiều trường hợp người bện có thể bị loãng xương. Đó là một tiến trình tự nhiên trong quá trình lão hóa của cơ thể, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy. Triệu chứng chính của loãng xương là đau, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Để khắc phục tình trạng này, BS. Đặng Phương Liên - Bộ Y tế cho biết:

Người bệnh nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và có hướng can thiệp thích hợp, kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến âm thầm kéo dài dẫn đến các biến chứng xương khớp khó điều trị sau này.

Y học cổ truyền cũng có những bài thuốc điều trị chứng đau xương khớp, song để điều trị hiệu quả, bạn cần đến các phòng khám đông y để được khám, bắt mạch, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài việc điều trị thuốc, bạn cũng cần chú ý đến việc vận động hàng ngày để duy trì, giữ gìn chức năng vận động của khớp. Không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn.

Bạn có thể tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền và còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thoái hóa khớp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!